Tư Duy Của Trẻ 5-6 Tuổi Thuộc Loại Tư Duy Nào

Tư Duy Của Trẻ 5-6 Tuổi Thuộc Loại Tư Duy Nào

Ở mỗi một giai đoạn trẻ em sẽ có những sự thay đổi rất lớn về mặt tư duy cũng như nhận thức. Sự thay đổi này sẽ ảnh hưởng rất lớn đến việc học tập cũng như tích lũy kỹ năng sống cho trẻ. Vì vậy, nghiên cứu đặc điểm phát triển tư duy của trẻ 5 tuổi sẽ giúp cha mẹ có được phương pháp dạy trẻ thích hợp hơn trong tương lai.

Sự phát triển của xúc cảm, tình cảm và ý chí

Đối với đời sống tình cảm của trẻ 5 tuổi ngày càng phát triển rõ rệt hơn. Tình cảm đạo đức đã ngày càng được nâng cao do trẻ đã lĩnh hội được các chuẩn mực trong hành vi, quy tắc ứng xử. Trẻ có thể cảm thấy bối rối và có lỗi sau khi làm sai việc gì.

Ở giai đoạn này trẻ đã phát triển được tình cảm thẩm mỹ tức là biết rung động trước cái đẹp như nếu thấy bức tranh vẽ bông hoa đẹp bé đã biết khen và cảm thấy thích thú. Nhìn chung cảm xúc của trẻ giai đoạn này khá phong phú.

Việc phát triển và bộc lộ ý chí của trẻ 5 tuổi ở giai đoạn này thể hiện ở việc trẻ có thể thực hiện được các nhiệm vụ mà người lớn giao cho hay không. Để giáo dục ý chí cho trẻ giai đoạn này cần phải giáo dục động cơ của hành động cần thực hành.

Sự phát triển động cơ và sự hình thành nên hệ thống động cơ

Từ lứa tuổi từ 4-5 tuổi các động cơ “vì xã hội” của trẻ đã bắt đầu hình thành. Bé đã biết thực hiện những hành động mang lại lợi ích cho người khác và đã bắt đầu thực hiện theo sáng kiến của riêng mình.

Động cơ và hành vi của trẻ đã trở nên muôn màu, muôn vẻ. Bé hành động để tự khẳng định mình, muốn tăng khả năng nhận thức, muốn khám phá thế giới xung quanh, hay động cơ thi đua, động cơ xã hội…Các bạn cần phải quan tâm đến nội dung động cơ của trẻ để phát huy những động cơ tích cực và ngăn chặn động cơ tiêu cực.

Xây dựng chế độ dinh dưỡng khoa học

Các bạn nên bổ sung cho bé những dưỡng chất tốt cho não bộ như: Omega 3,6,9, acid folic, vitamin B1,B2,B6,B12, kẽm, sắt và iot…Những thực phẩm tốt cho bé mà cha mẹ nên bổ sung hàng ngày như: thịt bò, trứng gà, sữa tươi, cá hồi, trái cây, rau xanh… Ngoài việc, cung cấp đủ các chất dinh dưỡng ở trên thì cha mẹ cũng đừng quên bổ sung thêm các chất như DHA, ARA  giúp trẻ hoàn thiện não bộ hơn.

Phát triển tư duy mang tính cụ thể

Ở giai đoạn này, bé đã phát triển tư duy mang tính cụ thể. Bạn chỉ có thể tìm hiểu các hình tượng sinh động, rõ rệt mới gây nên sự chú ý mới thu hút được trẻ ở độ tuổi này. Do đó, ở giai đoạn này bố mẹ muốn dạy học cho con phải phối hợp giữa giảng giải với việc sử dụng các giáo cụ trực quan.

Khi trẻ 5 tuổi đã có khả năng phân loại và sắp xếp được các đồ vật. Để kiểm tra khả năng phân loại của trẻ, các bạn có thể sắp xếp lẫn lộn một số đồ chơi như táo, chuối, lê, con mèo, con chó…Sau đó bạn đề nghị trẻ sắp xếp và các sự vật cùng loại với nhau. Trẻ 5 tuổi sẽ nhanh chóng sắp xếp được chúng thành 2 nhóm ngay.

Phát triển khả năng phân tích và tổng hợp

Phân tích chính là bước đầu cho sự phát triển tư duy logic của trẻ 5 tuổi. Bằng sự quan sát của mình mà trẻ bắt đầu đã nhận được ra những đặc điểm của các đồ vật, con vật và các loại thực vật có điểm nào giống nhau hay khác nhau. Sau đó, trẻ có thể xếp chúng vào cùng một nhóm với những đặc tính chung. Trẻ sẽ bắt đầu có được khả năng sắp xếp các hoạt động trước – sau từ đó đi đến khả năng có thể hình dung được điều gì sẽ xảy ra sau đó.

Phát triển khả năng ghi nhớ trực quan

Trẻ 5 tuổi đã biết sử dụng cơ chế liên tưởng trong quá trình ghi nhớ các sự vậy, sự việc và hiện tượng. Ở giai đoạn này trí nhớ có ý nghĩa đã được thể hiện rõ nét khi trẻ đã có thể gọi tên đồ vật, hoa quả, thức ăn, vật dụng trong gia đình…Bên cạnh trí nhớ về đồ vật thì âm thanh và ngôn ngữ cũng được hình thành giúp trẻ có thể hiểu và giao tiếp được với những người xung quanh.

Xây dựng chương trình học phù hợp

Đối với trẻ ở mẫu giáo lớn thì hoạt động học tập chủ yếu vẫn là “học mà chơi, chơi mà học”. Nên cha mẹ cần phải thiết kế một chương trình học vừa hấp dẫn vừa sinh động thu hút sự chú ý của trẻ. Trong giai đoạn này sự chú ý của trẻ sẽ tập trung vào các hình ảnh  nhiều màu sắc nên các tiết học phải thực sự trực quan. Âm thanh cũng là yếu tố giúp thu hút trẻ do đó các bạn có thể lồng ghép vào trong bài học.

Bố mẹ nên làm gì để phát triển tư duy cho trẻ 5 tuổi ?

5 Năm đầu đời được xem là thời điểm vàng để cha mẹ phát triển tư duy và não bộ cho trẻ em. Chính vì thế, để giúp bé hoàn thiện khả năng tư duy ngay từ bây giờ các bạn nên thực hiện việc sau đây:

Khuyến khích trẻ nhận biết và tìm hiểu thế giới xung quanh

Trên thực tế thì trẻ nhỏ vốn đã có tính tò mò và luôn có mong muốn khám phá thế giới xung quanh. Chính vì thế mà bố mẹ có thể khuyến khích trẻ nhận biết và tìm hiểu thế giới xung quanh bằng cách cho bé đi sở thú, đi viện bảo tàng, đi đến vườn bách thảo, du lịch…Ở những nơi này, bố mẹ sẽ cho bé có thể khám phá và tìm hiểu thế giới xung quanh mình thu nhận những thông tin hữu ích hơn.

Khuyến khích cho trẻ học toán tư duy tính nhẩm

Việc học toán tư duy vào thời điểm này được xem là rất phù hợp và có ý nghĩa cực kỳ quan trọng. Vì trong giai đoạn này, não bộ của trẻ đang trong thời kỳ phát triển mạnh mẽ nhất có khả năng học tập, tìm tòi và nghiên cứu cũng đòi hỏi cao hơn hẳn. Do đó, việc cho bé học toán tư duy sẽ giúp gia tăng nhận thức, tăng cường khả năng ghi nhớ và phát triển não bộ một cách toàn diện.

Các bạn có thể tham khảo cho con học toán tư duy tính nhẩm Sorotouch đến từ Nhật Bản. Sorotouch được phát triển dựa trên phương pháp tính nhẩm bằng bàn tính cổ Soroban và được cải tiến để học hoàn toàn trên hệ điều hành iPad mang đến hiệu quả nhanh gấp 6,2 lần so với phương pháp tính nhẩm thông thường.

Khi học toán tư duy tính nhẩm Sorotouch, trẻ em sẽ không chỉ tư duy tính nhẩm dựa trên con số mà trẻ còn tính nhẩm bằng cách tưởng tượng ra bàn tính trong đầu. Tư duy hình ảnh kết hợp với mắt nhìn, tai nghe và hai tay gõ sẽ giúp phát triển cân bằng hai bán cầu não của trẻ. Từ đó kích thích sự phát triển não bộ toàn diện ở trẻ.

Trên đây chúng tôi đã chia sẻ một số thông tin chi tiết về đặc điểm phát triển tư duy của trẻ 5 tuổi. Hy vọng từ những thông tin chi tiết này sẽ giúp cho các bạn có thể tìm ra phương pháp phát triển tiềm năng trẻ một cách hiệu quả nhất!

Tư duy phản biện không tốt không chỉ làm cho bạn rối loạn khi tìm cách giải quyết vấn đề, nó còn làm tổn hại hình ảnh của bạn trong mắt mọi người. Rất mừng là CareerBuilder có thể chỉ bạn cách cải thiện.

Trong thời đại công nghệ thông tin, các tin giả, dữ liệu trái chiều và những thông tin sai lệch cần được xử lý mỗi ngày. Với bối cảnh đó, tư duy phản biện là cách duy nhất để hiểu về thế giới này. Tư duy phản biện được xem là một khía cạnh quan trọng của bất kỳ nghề nghiệp nào, nhằm suy luận một cách khách quan các sự kiện mà không mang tính thiên vị, giải quyết các thách thức một cách sáng tạo và đưa ra các câu trả lời thực tế.

Phản biện là quá trình sử dụng lập luận, chứng cứ và logic để bác bỏ hoặc đối luận với một quan điểm, ý kiến hoặc tuyên bố nào đó. Nó liên quan đến việc cung cấp lý do và bằng chứng để chứng minh rằng một quan điểm nào đó là sai hoặc không hợp lý. Phản biện thường được thực hiện bằng cách sử dụng các luận điểm logic và thông tin thực tế để chứng minh một quan điểm mới, hoặc để bác bỏ hoặc chỉnh sửa một quan điểm hiện tại. Trong phản biện, người tham gia cần phải tập trung vào việc xây dựng lập luận mạnh mẽ dựa trên các chứng cứ có thể kiểm chứng được. Điều này đòi hỏi khả năng phân tích, suy luận logic và khả năng diễn đạt rõ ràng. Mục tiêu của phản biện là tạo ra một cuộc thảo luận có giá trị và mang tính thuyết phục để làm sáng tỏ một vấn đề hoặc thay đổi quan điểm của người nghe hoặc đọc. Phản biện không chỉ giúp hiểu rõ hơn về các quan điểm khác nhau mà còn giúp chúng ta cải thiện khả năng suy luận, lập luận và trình bày.

Tư duy phản biện là một nhân tố quan trọng của tất cả mọi lãnh vực nghề nghiệp chuyên môn và mọi chuyên ngành khoa học (qua dẫn ra những câu hỏi chấp nhận được, những nguồn minh chứng hay tiêu chí, v.v.). Trong khuôn khổ của chủ nghĩa hoài nghi khoa học, quá trình tư duy phản biện liên quan đến việc thu thập và diễn giải thông tin một cách thận trọng và dùng nó để đạt đến một kết luận có thể biện minh được rõ ràng. Những khái niệm và nguyên tắc của tư duy phản biện có thể áp dụng cho mọi bối cảnh nhưng chỉ bằng cách cân nhắc kỹ bản chất của sự ứng dụng đó.

Tư duy phản biện được coi là quan trọng trong mọi lãnh vực khoa học là vì nó tạo điều kiện cho người ta phân tích, đánh giá, giải thích, và xây dựng lại những suy nghĩ của mình, bằng cách đó làm giảm rủi ro vận dụng, hay hành động, hay suy nghĩ với một niềm tin sai lầm. Tuy nhiên, ngay cả với những kiến thức về phương pháp đặt câu hỏi và lập luận logic, người ta vẫn có thể phạm sai lầm do thiếu năng lực vận dụng hay do những đặc điểm tính cách như tự coi cái tôi của mình là trung tâm vũ trụ. Tư duy phản biện bao hàm việc xác định rõ những định kiến, thiên vị, tuyên truyền, tự lừa dối, xuyên tạc, và những thông tin sai lạc.v.v. Với những kết quả nghiên cứu trong tâm lý học tri nhận, một số nhà giáo dục tin rằng nhà trường cần phải tập trung vào việc dạy cho sinh viên những kỹ năng về tư duy phản biện và nuôi dưỡng trong họ những phẩm chất cốt lõi của hoạt động trí tuệ.

Quá trình tư duy phản biện liên quan đến việc thu thập và diễn giải thông tin một cách thận trọng và dùng nó để đạt đến một kết luận có thể biện minh được rõ ràng.Đây là một kỹ năng quan trọng vì nó tạo điều kiện cho người ta phân tích, đánh giá, xây dựng lại những suy nghĩ của mình, làm giảm rủi ro vận dụng, hành động, suy nghĩ với một niềm tin sai lầm. Đối với sinh viên, để học được nội dung kiến thức, thì sự gắn kết trí tuệ là điều vô cùng cốt yếu. Mọi sinh viên đều phải tự mình tư duy bằng cái đầu của chính mình, tự mình kiến tạo nên tri thức cho bản thân thì mới thành công được.