Thạc Sĩ Quản Lý Giáo Dục Đại Học Cần Thơ

Thạc Sĩ Quản Lý Giáo Dục Đại Học Cần Thơ

(Ban hành theo Quyết định số 4245 /QĐ-ĐHQGHN, ngày 29  tháng 10 năm 2015

Nâng cao kiến thức chuyên môn và kỹ năng quản lý

Chương trình thạc sĩ Quản lý Giáo dục tập trung vào việc cung cấp cho sinh viên những kiến thức lý thuyết và kỹ năng thực hành cần thiết để quản lý hiệu quả các hoạt động giáo dục.

Sinh viên sẽ được trang bị những kiến thức sâu rộng về các lý thuyết quản trị giáo dục, các phương pháp quản lý nhân sự trong ngành giáo dục, phương pháp xây dựng và triển khai các chương trình giáo dục hiệu quả, kỹ năng lãnh đạo, kỹ năng giải quyết xung đột, kỹ năng giao tiếp và truyền thông hiệu quả trong giáo dục.

Cơ hội nghề nghiệp sau khi học thạc sĩ Quản lý Giáo dục

Sau khi tốt nghiệp chương trình thạc sĩ Quản lý Giáo dục, bạn sẽ có nhiều cơ hội nghề nghiệp hấp dẫn và tiềm năng phát triển sự nghiệp.

Với bằng thạc sĩ Quản lý Giáo dục, bạn có thể trở thành giáo viên, giảng viên tại các trường học, các trung tâm đào tạo, các trường đại học, cao đẳng.

Bạn có thể ứng tuyển vào các vị trí giảng dạy các môn học liên quan đến quản lý giáo dục, quản trị giáo dục, tâm lý giáo dục… Ngoài ra, bạn cũng có thể đảm nhận vai trò là giáo viên chủ nhiệm, giáo viên tư vấn, giáo viên hướng nghiệp…

Vị trí việc làm học viên có thể đảm nhiệm sau khi tốt nghiệp

- Hiệu trưởng, phó hiệu trưởng, tổ trưởng, tổ phó tổ chuyên môn của các trường THPT, THCS, tiểu học (hoặc tương đương);

- Hiệu trưởng, phó hiệu trưởng (hoặc tương đương) của các trường mầm non.

- Cán bộ quản lí của các trung tâm giáo dục;

- Hiệu trưởng, phó hiệu trưởng, trưởng khoa, phó trưởng khoa, cán bộ quản lí, chuyên viên của các phòng/ban; tổ trưởng, tổ phó trưởng bộ môn của các cơ sở giáo dục & đào tạo (Trường Đại học, Cao đẳng, Trung cấp….);

- Cán bộ quản lí của các viện, trung tâm thuộc các trường Đại học, Cao đẳng, Trung cấp.

Mở rộng cơ hội nghề nghiệp và thăng tiến

Một trong những lý do quan trọng nhất để có nên học thạc sĩ Quản lý Giáo dục là nó mở ra nhiều cơ hội nghề nghiệp và thăng tiến trong lĩnh vực giáo dục. Vậy học thạc sĩ quản lý giáo dục ra làm gì?

Với bằng thạc sĩ, bạn có thể ứng tuyển vào những vị trí quản lý cấp cao trong các trường học, các cơ quan giáo dục, các tổ chức phi chính phủ hoạt động trong lĩnh vực giáo dục. Bạn cũng có thể làm việc trong các bộ phận quản lý, đào tạo, nghiên cứu của các trường đại học, cao đẳng.

Lý do nên học thạc sĩ Quản lý Giáo dục?

Trong bối cảnh giáo dục hiện đại, việc quản lý và điều hành các hoạt động giáo dục đòi hỏi những kỹ năng chuyên nghiệp và kiến thức sâu rộng. Việc có nên học thạc sĩ Quản lý Giáo dục hay không phụ thuộc vào nhiều yếu tố, nhưng rõ ràng, việc sở hữu bằng cấp này mang lại rất nhiều lợi ích cho sự nghiệp và phát triển bản thân.

Khối kiến thức cơ sở và chuyên ngành

- Làm chủ kiến thức chuyên ngành, có thể đảm nhiệm công việc của chuyên gia trong lĩnh vực được đào tạo; có tư duy phản biện; có kiến thức lí thuyết chuyên sâu để có thể phát triển kiến thức mới và tiếp tục nghiên cứu ở trình độ tiến sĩ; có kiến thức tổng hợp về pháp luật, quản lí và bảo vệ môi trường liên quan đến lĩnh vực được đào tạo;

- Áp dụng một số lí thuyết về lãnh đạo, quản lí hiện đại trong trường học;

- Hình thành và phát triển văn hóa lãnh đạo trong quản trị nhà trường;

- Giải thích và vận dụng sáng tạo lí luận về quản trị giáo dục vào quá trình công tác của bản thân trong quản trị nhà trường;

- Áp dụng phương thức quản lí tài chính, cơ sở vật chất một cách hiệu quả trong cơ sở giáo dục, áp dụng được những vấn đề cơ bản của Tài chính vào quản lí tài chính trong giáo dục;

- Hiểu được vấn đề tài chính công và các chính sách cho tài chính giáo dục, nhận diện được về cơ chế quản lí tài chính trong giáo dục đưa ra được phương án quản lí hiệu quả tại nhà trường;

- Định lượng được tình hình tài chính hoạt động của nhà trường cho nhà quản lí, để  ra quyết định. Phân tích được một số chỉ số tài chính của nhà trường, thiết lập được kế hoạch ngắn hạn và dài hạn của nhà trường;

- Vận dụng được những kiến thức cơ bản trong tâm lí học quản lí vào việc ra các quyết định liên quan tới tổ chức và quản lí;

- Vận dụng được những kiến thức về quản trị nguồn nhân lực vào quản lí nhân lực cơ sở giáo dục, nhà trường;

- Hiểu cách xây dựng và quản lí chương trình giáo dục, biết cách đánh giá và điều chỉnh chương trình giáo dục một cách hiệu quả, phù hợp với điều kiện kinh tế xã hội của địa phương;

- Vận dụng kiến thức đã học để xây dựng và quản lí dự án đầu tư trong nhà trường;

- Lập được kế hoạch quản lí chất lượng trong hoạt động thực tiễn nói chung, quản lí cơ sở giáo dục nói riêng;

- Biết về các xu hướng phát triển giáo dục trên thế giới và Việt Nam.

- Là một công trình nghiên cứu chuyên sâu về các vấn đề liên quan đến quản trị cơ sở giáo dục đào tạo, nhà trường, các lĩnh vực hoạt động trong nhà trường;

- Là công trình nghiên cứu của riêng học viên, nội dung luận văn đề cập và giải quyết trọn vẹn một vấn đề về quản trị cơ sở giáo dục đào tạo, nhà trường, các lĩnh vực hoạt động trong nhà trường;

- Luận văn được trình bày mạch lạc, rõ ràng theo trình tự: mở đầu, các chương, kết luận, danh mục công trình khoa học của tác giả, tài liệu tham khảo và phụ lục (nếu có);

- Được trình bày từ 90 đến 120 trang A4, được chế bản theo mẫu quy định; thông tin luận văn có dung lượng 3 đến 5 trang A4 được viết bằng Tiếng Việt và Tiếng Anh, trình bày những nội dung cơ bản, những điểm mới và những đóng góp quan trọng nhất của luận văn.

Danh mục các ngành đúng, ngành phù hợp, ngành gần

- Ngành gần: gồm các ngành sau:

Các ngành thuộc nhóm ngành Đào tạo giáo viên (mã số 521402)

Quản trị dịch vụ du lịch và lữ hành

Quản lí tài nguyên và môi trường

Tài chính - Ngân hàng - Bảo hiểm

Máy tính và công nghệ thông tin

Công nghệ kĩ thuật kiến trúc và công trình xây dựng

Công nghệ kĩ thuật điện, điện tử và viễn thông

Công nghệ hoá học, vật liệu, luyện kim và môi trường

Kĩ thuật điện, điện tử và viễn thông

Kĩ thuật hoá học, vật liệu, luyện kim và môi trường

Kĩ thuật địa chất, địa vật lí và trắc địa

Khách sạn, du lịch, thể thao và dịch vụ cá nhân

Môi trường và bảo vệ môi trường

Dịch vụ an toàn lao động và vệ sinh công nghiệp

Đối với các ngành không có tên trong danh mục ngành kể trên mà ứng viên tốt nghiệp ở nước ngoài, trong trường hợp cụ thể Hội đồng tuyển sinh Trường Đại học Giáo dục sẽ xin ý kiến Ban Chỉ đạo tuyển sinh của Đại học Quốc gia Hà Nội.

Về năng lực tự chủ và trách nhiệm

- Có năng lực phát hiện và giải quyết các vấn đề thuộc chuyên môn đào tạo và đề xuất những sáng kiến có giá trị; có khả năng tự định hướng phát triển năng lực cá nhân, thích nghi với môi trường làm việc có tính cạnh tranh cao và năng lực dẫn dắt chuyên môn; đưa ra được những kết luận mang tính chuyên gia về các vấn đề phức tạp của chuyên môn, nghiệp vụ; bảo vệ và chịu trách nhiệm về những kết luận chuyên môn; có khả năng xây dựng, thẩm định kế hoạch; có năng lực phát huy trí tuệ tập thể trong quản lí và hoạt động chuyên môn; có khả năng nhận định đánh giá và quyết định phương hướng phát triển nhiệm vụ công việc được giao; có khả năng dẫn dắt chuyên môn để xử lí những vấn đề lớn.

- Có kĩ năng hoàn thành công việc phức tạp, không thường xuyên xảy ra, không có tính quy luật, khó dự báo; có kĩ năng nghiên cứu độc lập để phát triển và thử nghiệm những giải pháp mới, phát triển các công nghệ mới trong lĩnh vực được đào tạo;

- Kĩ năng lãnh đạo và ra quyết định phù hợp với vị trí công tác quản lí trong cơ sở giáo dục;

- Kĩ năng phát triển và giải quyết các vấn đề nảy sinh trong quản trị cơ sở giáo dục;

- Có kĩ năng tư duy phản biện, sáng tạo trong thực tiễn quản lí cơ sở giáo dục;

- Kĩ năng giải quyết một cách sáng tạo các vấn đề thực tiễn quản trị nhà trường;

- Kĩ năng xây dựng và phát triển được các chương trình giáo dục của nhà  trường;

- Kĩ năng lập kế hoạch, quản lí dự án đầu tư cho cơ sở giáo dục và quá trình dạy học, phát triển chương trình môn học;

- Kĩ năng xử lí và giải quyết được các vấn đề liên quan đến các nội dung hoạt động ở các cơ sở giáo dục, nhà trường một cách lôgic và có hệ thống;

- Kĩ năng ứng dụng được công nghệ thông tin và ngoại ngữ trong quản lí cơ sở giáo dục, nhà trường;

- Kĩ năng tự học, tự nghiên cứu, hoàn thiện bản thân trong công tác quản lí.

- Kĩ năng ngoại ngữ chuyên ngành:

Có kĩ năng ngoại ngữ ở mức có thể hiểu được một báo cáo hay bài phát biểu về hầu hết các chủ đề trong công việc liên quan đến ngành được đào tạo; có thể diễn đạt bằng ngoại ngữ trong hầu hết các tình huống chuyên môn thông thường; có thể viết báo cáo liên quan đến công việc chuyên môn; có thể trình bày rõ ràng các ý kiến và phản biện một vấn đề kĩ thuật bằng ngoại ngữ;

- Kĩ năng làm việc và giao tiếp hiệu quả với các thành viên trong hoạt động nhóm;

- Kĩ năng giao tiếp bằng ngoại ngữ,

- Kĩ năng sử dụng công nghệ thông tin, truyền thông (ICT) và các phần mềm quản lí;

- Kĩ năng lắng nghe, đàm phán, thuyết phục;

- Kĩ năng thích ứng với những thay đổi;

- Kĩ năng làm chủ được cảm xúc của bản thân, biết thuyết phục và chia sẻ;

- Kĩ năng tự đánh giá được điểm mạnh và điểm yếu trên cơ sở đối chiếu các yêu cầu của nghề nghiệp và yêu cầu thực tiễn với phẩm chất, năng lực của bản thân;

- Kĩ năng dự đoán sự phát triển của giáo dục dựa trên phân tích về nhu cầu xã hội,  kinh tế chính trị…

- Sử dụng các kết quả tự đánh giá để lập được kế hoạch bồi dưỡng, phát triển năng lực quản lí cho bản thân.

- Có phẩm chất đạo đức, ý thức chính trị và ý thức xã hội;

- Minh bạch và công bằng trong các mối quan hệ;

- Ứng xử tốt, thân thiện, cộng tác với đồng nghiệp theo những tiêu chuẩn về phẩm chất, đạo đức và nhân cách của người làm trong ngành giáo dục;

-  Làm việc với tác phong khoa học, thể hiện được tính chuyên nghiệp trong quản trị trường học.

3.2. Đạo đức, ý thức cá nhân, đạo đức nghề nghiệp, thái độ phục vụ

- Có ý thức đạo đức tốt, chấp hành các chủ trương chính sách của Đảng và Nhà nước;

- Có tinh thần hợp tác, chia sẻ trong các hoạt động tập thể và cộng đồng;

- Có ý thức xã hội, sẵn sàng tham gia các hoạt động xã hội và phục vụ cộng đồng;

- Có tác phong làm việc khoa học, tính chuyên nghiệp trong giải quyết vấn đề về quản trị nhà trường và nghiên cứu khoa học.