Cùng với sự phát triển mạnh mẽ của ngành làm đẹp toàn cầu, thị trường xuất khẩu tóc Việt Nam cũng ngày càng khẳng định vị thế của mình trên thị trường tóc quốc tế. Nổi tiếng với chất lượng cao, giá cả cạnh tranh và sản phẩm đa dạng, tóc Việt Nam ngày càng được ưa chuộng trên thị trường quốc tế.
Nhà máy Vin Hair - Nhà sản xuất tóc hàng đầu tại Việt Nam
Vin Hair là công ty chuyên sản xuất và xuất khẩu tóc cao cấp, được thành lập vào năm 2010 với sứ mệnh mang đến cho khách hàng những sản phẩm tóc chất lượng cao với mức giá hợp lý.
● Ban đầu, Vin Hair chỉ là một cơ sở sản xuất nhỏ với quy mô hạn chế. Tuy nhiên, với sự nỗ lực không ngừng nghỉ của ban lãnh đạo và đội ngũ nhân viên, Vin Hair đã nhanh chóng phát triển và khẳng định vị thế của mình trên thị trường tóc Việt Nam và quốc tế. Vin Hair được công nhận là một trong những nhà cung cấp tóc tốt nhất tại Mỹ.
● Vin Hair cung cấp nhiều loại sản phẩm về tóc như tóc bó thô, tóc weft, tóc kẹp, tóc đuôi ngựa, bộ tóc cả đầu,... với đa dạng sự lựa chọn về độ dài và màu sắc. Tóc có độ bóng tự nhiên, cực kỳ mềm mại và bền màu, lên màu và tạo kiểu tốt.
● Sản phẩm bán chạy nhất của Vin Hair là tóc ép thẳng (hay còn gọi là tóc bone), chủ yếu bán trên thị trường châu Phi và Mỹ La-tinh.
● Bảng màu tóc của Vin Hair rất đa dạng, từ những màu tự nhiên, cơ bản như đen, nâu cà phê, nâu sẫm đến những màu tẩy nổi bật hay những kỹ thuật nhuộm phức tạp như balayage hay ombre. Vin Hair cung cấp tóc dài tới 38 inch.
● Vin Hair nổi bật nhờ nhà máy sản xuất trực tiếp lớn và hiện đại, đảm bảo đáp ứng mọi đơn hàng của khách hàng trong và ngoài nước.
● Với đội ngũ nhân viên được đào tạo bài bản, dịch vụ chăm sóc khách hàng chuyên nghiệp của Vin Hair đã nhận được sự hài lòng của khách hàng trên toàn thế giới. Chính sách đổi trả rõ ràng cũng là một điểm cộng lớn cho Vin Hair, đảm bảo khách hàng có thể hoàn toàn an tâm khi mua hàng.
Với hơn 13 năm kinh nghiệm trong ngành sản xuất và xuất khẩu tóc, Vin Hair đã xây dựng được uy tín và có các đối tác lớn từ nhiều quốc gia trên thế giới.
● WhatsApp/Hotline: (+84)362123222
● Instagram: https://www.instagram.com/vin.hair.official/
● Website: https://vinhairvn.com/
● Email: [email protected]
Thông tin được đưa ra tại Tọa đàm “Ngành gỗ Việt Nam trước thay đổi của thị trường xuất khẩu” do Hiệp hội Gỗ và Lâm sản Việt Nam (VIFOREST), Hiệp hội Chế biến gỗ tỉnh Bình Dương (BIFA), Hội Mỹ nghệ và chế biến gỗ Thành phố Hồ Chí Minh (HAWA), Hiệp hội Gỗ và Thủ công Mỹ nghệ Đồng Nai (DOWA), Hiệp hội Gỗ và Lâm sản Bình Định (FPA Bình Định) cùng Forest Trends phối hợp tổ chức chiều 6/12, tại Hà Nội.
Hoa Kỳ chiếm 56% tổng kim ngạch xuất khẩu gỗ và sản phẩm gỗ
Phát biểu khai mạc Tọa đàm, ông Đỗ Xuân Lập – Chủ tịch Hiệp hội Gỗ và Lâm sản Việt Nam – cho biết, Hoa Kỳ là thị trường xuất khẩu quan trọng nhất của ngành gỗ Việt Nam và có thể có những thay đổi rất lớn trong thời gian tới.
Những thay đổi này có thể được tạo ra do chính sách thuế mới được Chính phủ Hoa Kỳ áp dụng đối với hàng hóa nhập khẩu vào thị trường này trong tương lai. Trung Quốc, Mexico và Việt Nam lần lượt là ba quốc gia có thặng dư thương mại lớn nhất với Hoa Kỳ. Chính phủ Hoa Kỳ dự kiến sẽ đưa ra mức thuế 60% đối với tất cả các hàng hóa nhập khẩu từ Trung Quốc và 15-20% đối với hàng hóa nhập khẩu từ các quốc gia khác.
Dự báo, năm 2024, xuất khẩu gỗ và sản phẩm gỗ của Việt Nam đạt trên 16,2 tỷ USD, trong đó xuất khẩu sang Hoa Kỳ chiếm 56% tổng kim ngạch xuất khẩu, đạt gần 9 tỷ USD và nhập khẩu từ thị trường này đạt trên 230 triệu USD. Như vậy, tính riêng thị trường Hoa kỳ, ngành gỗ Việt đã xuất siêu khoảng 8,8 tỷ USD trong hoạt động xuất nhập khẩu gỗ và sản phẩm. Điều này cho thấy, Hoa Kỳ là thị trường chủ lực và quan trọng hàng đầu của ngành gỗ Việt.
Với sự thay đổi chính sách sắp tới của thị trường Hoa Kỳ, Việt Nam nói chung và ngành gỗ nói riêng có thể được hưởng lợi từ mức thuế cao của Hoa Kỳ áp dụng đối với các hàng hóa từ Trung Quốc.
Tuy nhiên, nếu không kiểm soát tốt khâu nhập khẩu và đầu tư từ Trung Quốc vào Việt Nam, Việt Nam có thể chịu các tác động tiêu cực. Bên cạnh đó, Hoa Kỳ cũng có thể áp dụng các mức thuế mới đối với hàng hóa từ Việt Nam, trong đó có các mặt hàng gỗ. Điều này sẽ gây ra các khó khăn trong khâu xuất khẩu và tác động tới sản xuất.
Trong bối cảnh biến động mạnh mẽ về chính sách, thời gian tới, ngành gỗ cần chuẩn bị gì và phải làm gì đang là câu hỏi được đặt ra cho toàn bộ các bên liên quan, từ cơ quan nhà nước cho tới các hiệp hội, cộng đồng doanh nghiệp gỗ Việt.
Khuyến nghị với doanh nghiệp và kiến nghị với cơ quan chức năng
Tại Tọa đàm, đại diện cơ quan thương mại Việt Nam tại Hoa Kỳ, các diễn giả/chuyên gia đã cùng nhau chia sẻ và cập nhật các thông tin như: Thay đổi trong chính sách thương mại của Mỹ và tác động tới các ngành hàng của Việt Nam trong tương lai; thương mại gỗ Việt Nam – Hoa Kỳ trong mối quan hệ thương mại giữa Hoa Kỳ và Trung Quốc; đầu tư của nước ngoài và Trung Quốc vào ngành gỗ Việt Nam trong những năm gần đây.
Phân tích và đưa ra các dự báo về các khó khăn cũng như các thuận lợi mà ngành gỗ Việt Nam sẽ được hưởng, đồng thời cũng đưa ra khuyến nghị rất quan trọng nhằm giúp các doanh nghiệp ngành gỗ Việt cần làm gì để giảm chênh lệch về cán cân thương mại khi xuất siêu của ngành gỗ tại thị trường này lên tới 8,8 tỷ USD, TS. Huỳnh Thế Du – giảng viên Chính sách công, Giám đốc Đào tạo Chương trình Giảng dạy Kinh tế Fulbright Việt Nam – cho hay, các doanh nghiệp Việt cần tăng cường đầu tư trực tiếp vào thị trường Hoa Kỳ. Cùng với đó, tăng giao thương/liên kết và hợp tác với doanh nghiệp Hoa Kỳ, đây cũng là cơ hội để cho các doanh nghiệp ngành gỗ mở rộng thị trường phân phối trực tiếp tại thị trường Hoa Kỳ. Bên cạnh đó, Việt Nam cần tạo điều kiện thuận lợi hơn nữa cho các nhà đầu tư Hoa Kỳ tại thị trường Việt Nam.
Trong bài chia sẻ của TS. Tô Xuân Phúc – Chuyên gia phân tích chính sách Tổ chức Forest Trends – cũng đã đưa ra các minh chứng để có phân tích rõ hơn bức tranh ngành gỗ, trong đó, đưa ra ba nhận định chính gồm: Dịch chuyển chuỗi cung ứng; dịch chuyển về dòng vốn đầu tư Trung Quốc sang các nước khác và dịch chuyển về nhập cư.
Phát biểu kết luận tọa đàm, ông Đỗ Xuân Lập cho hay, dựa trên chia sẻ của các đại biểu, trong bối cảnh hiện tại của ngành gỗ và kịch bản thuế sắp tới đối với các thị trường, trong đó có Việt Nam, ngành gỗ Việt kiến nghị các cơ quan nhà nước tiếp tục đồng hành cùng ngành gỗ trong thời gian sắp tới về việc cung cấp thông tin về cảnh báo chính sách, rào cản thương mại, các biện pháp phòng vệ thương mại.
Đồng thời, cung cấp thông tin và hỗ trợ các doanh nghiệp ngành gỗ Việt khi các doanh nghiệp tìm kiếm các cơ đầu tư tại thị trường Hoa Kỳ; đầu mối tổ chức các buổi tọa đàm kết nối doanh nghiệp giữa hai nước nhằm khuyến khích đầu tư ở cả hai hình thức. Bên cạnh đó, cũng cần có sự quảng bá/giới thiệu về ngành gỗ Việt Nam bền vững, hợp pháp với các đối tác.
Các hiệp hội cũng kiến nghị cơ quan nhà nước cần có các chính sách cởi mở về đầu tư nhưng vẫn quản trị được các dự án đầu tư nước ngoài vào ngành gỗ.
Bên cạnh việc cần hỗ trợ của cơ quan nhà nước, các hiệp hội cũng như doanh nghiệp ngành gỗ, hiện cũng đã bước đầu chủ động một số hoạt động nhằm giảm thiểu tác động. Cụ thể như: Đảm bảo chuỗi cung ứng đáp ứng được các yêu cầu của Hoa Kỳ; chuẩn bị trước các phương án có khả năng xảy ra trong năm 2025, nếu Hoa Kỳ áp thuế và áp dụng các biện pháp phòng vệ thương mại; quảng bá và giới thiệu hình ảnh gỗ Việt mạnh mẽ qua các hội chợ, triển lãm trong nước và nước ngoài; tìm kiếm cơ hội để mở hệ thống phân phối mặt hàng gỗ tại Hoa Kỳ; tăng cường hợp tác với các đối tác, cơ quan, các hiệp hội, đơn vị bạn hàng tại Hoa Kỳ; tăng cường chia sẻ thông tin với các bên liên quan.
Hiệp hội Gỗ và Lâm sản Việt Nam sẽ là đầu mối tiếp nhận các kênh thông tin để chia sẻ tới các doanh nghiệp ngành gỗ.
Hiện ngành lâm nghiệp Việt Nam đã trở thành trung tâm chế biến gỗ của Châu Á. Xuất khẩu và mở rộng xuất khẩu gỗ và các sản phẩm gỗ
Hiện ngành lâm nghiệp Việt Nam đã trở thành trung tâm chế biến gỗ của Châu Á. Xuất khẩu và mở rộng xuất khẩu gỗ và các sản phẩm gỗ của Việt Nam có vai trò rất lớn của nguồn nguyên liệu gỗ nhập khẩu.
Năm 2022, nước ta nhập khẩu gỗ nguyên liệu khoảng 2,82 tỷ USD, tăng 4,1%. Như vậy, ngành lâm nghiệp xuất siêu 14,1 tỷ USD, tăng 6,5% so với năm 2021, qua đó đóng góp tích cực vào tăng trưởng và kim ngạch của toàn ngành nông nghiệp.
Cùng Innovative Hub tìm hiểu thêm về các sản phẩm xuất khẩu chủ đạo của ngành lâm nghiệp Việt Nam qua bài viết sau.