Mùa Mưa Quảng Bình

Mùa Mưa Quảng Bình

Mưa thường tầm tã, kéo dài và bất chợt. Tự nhiên đang nắng rồi lại mưa như người con gái Huế. Mưa có khi cả ngày mà chẳng dứt. Mưa Huế cũng có thể coi là một phần tâm hồn của Huế. Một nét đặc trưng của miền đất cố đô Huế. Những con người xa quê, đi xa cũng phải nhớ về những ngày mưa của quê hương. Vì chẳng nơi nào có được những cơn mưa của xứ Huế.

Nữ sinh Đồng Khánh - Hai Bà Trưng (Huế) trong tà áo dài đến trường.

Mưa Huế thường mang theo những nỗi buồn, nỗi nhớ man mác của con người nơi đây. Nhà thơ Tố Hữu đã có câu thơ viết về mưa Huế:

Mà mưa xối xả trắng trời Thừa Thiên.”

Câu thơ như  ngụ ý rằng chắc huế có nỗi niềm chi trời mới mưa để giải tỏa tâm trạng.

Cơn mưa bắt đầu rơi, vài giọt lắc rắc rồi to dần to dần. Giọt ngả, giọt xiên rớt lả chả trên thành phố. Không khí bắt đầu lạnh dần theo làn sương mờ ảo. Thành phố tập nập cũng dừng lại hẳn để trú mưa.Những cơn mưa dài khiến tôi muốn ngồi bên khung của sổ để ngắm mưa rơi. Uống một cốc trà hay tách cà phê rồi tương tư, suy ngẫm.

Rất nhiều lần, tôi đi dạo và lang thang dưới mưa nên được quan sát thành phố Huế chìm trong cơn mưa. Người người đi lại vội dừng xe để mặc áo mưa. Những gánh hàng rong bên đường cũng được các cụ các dì vội lấy dù che chắn. Tội nhất là những người bán hàng rong như thế này. Những ngày nắng họ đã vất vả nhiều, nay mưa càng khó khăn hơn. Những cụ đã già nhưng còn phải mưu sinh bên lề đường cùng gánh hành rong. Họ ngồi cô đơn, lạnh lẽo và mong muốn bán được hết sớm. Thành phố ồn ào bởi tiếng xe cộ bỗng chìm lắng bởi tiếng mưa rơi. Khách du lịch đến đây có dịp ngắm mưa rơi cũng là điều may mắn và thi vị. Huế không chỉ đep bởi phong cảnh, bởi con người, mà còn đẹp bởi những khoảnh khắc, bởi những cảnh tượng nhỏ bé xung quanh mà ít ai để ý.

Những ngày mưa lạnh thế này thích nhất là cùng bạn bè đi ăn khoai lang nướng, bắp nướng bên lề đường, uống cốc sữa nóng hay tách cafe rồi cùng ngắm mưa rơi. Làm tôi quên đi cái lạnh của ngày mưa xứ Huế.

Mưa đi theo những tà áo dài của các cô nữ sinh Đồng Khánh - Hai Bà Trưng trên đường tan học. Mưa ướt hết những con đường, những mái nhà, ướt hết cả những gánh hàng. Mưa mang theo cả những nỗi buồn, những kỉ niệm còn dang dở.

Huế ơi, mưa chi mà mưa lắm thế...

Theo Ban Chỉ huy Phòng chống thiên tai và Tìm kiếm cứu nạn kiêm phòng thủ dân sự tỉnh Quảng Bình, đến sáng 1/11, tại huyện Lệ Thủy vẫn còn khoảng 300 ngôi nhà bị ngập từ 20-30 cm, chủ yếu ở các xã Hồng Thủy, Thanh Thủy, Phong Thủy, An Thủy, Lộc Thủy và Dương Thủy.

Với kinh nghiệm của những mùa mưa lũ trước, người dân chủ động nước lũ rút đến đâu vệ sinh đến đó.

Ngoài vệ sinh nhà cửa, người dân tập trung vệ sinh thôn xóm để sớm ổn định lại cuộc sống.

Do ảnh hưởng của mưa lũ, trên địa bàn Quảng Bình nhiều nơi bị chia cắt, hàng nghìn ngôi nhà, trường học, trụ sở làm việc bị ngập lụt, nhiều tuyến đường bị sạt lở nghiêm trọng.

Mặc dù đã chủ động triển khai các biện pháp ứng phó, nhiều trang thiết bị và dụng cụ học tập tại một số trường học vẫn bị thiệt hại. Theo thống kê, trận lũ vừa qua khiến hơn 85.300 học sinh tại Quảng Bình phải nghỉ học, 84 điểm trường bị ảnh hưởng bởi lũ lụt, trong đó có 486 phòng học bị ngập.

Rác thải và bùn đất tràn vào trường học đã gây khó khăn cho công tác dọn dẹp, vệ sinh. Ngoài việc khắc phục hậu quả lũ lụt tại nhà riêng, các cán bộ, giáo viên còn phải nỗ lực dọn dẹp trường lớp để sớm đón học sinh trở lại.

Thấu hiểu sự vất vả của cán bộ, giáo viên tại các vùng ngập lụt ở huyện Quảng Ninh và Lệ Thủy, những ngày này, các lực lượng quân đội, công an cùng đoàn viên, thanh niên, phụ huynh… đã chung tay hỗ trợ các trường học tổng dọn vệ sinh.

Bên cạnh trường học, công tác dọn dẹp, vệ sinh tại các bệnh viện và cơ quan bị ngập lụt cũng được ưu tiên thực hiện nhằm nhanh chóng ổn định lại hoạt động.

Các nữ quân nhân thuộc Bộ đội Biên phòng Quảng Bình tích cực hỗ trợ dọn dẹp, vệ sinh môi trường sau lũ.

Đông đảo đoàn viên, thanh niên cũng góp sức khắc phụ hậu quả mưa lũ.

Những người lính sát cánh cùng dân trong lũ dữ, hỗ trợ người dân khắc phục hậu quả.

Chiến sĩ công an tỉ mẩn vệ sinh tài sản cư dân vùng lũ.