Mã Chứng Khoán Doanh Nghiệp Xuất Khẩu Gạo

Mã Chứng Khoán Doanh Nghiệp Xuất Khẩu Gạo

Giấy chứng nhận kinh doanh xuất khẩu gạo là chứng nhận của cơ quan nhà nước có thẩm quyền xác nhận cơ sở, tổ chức đủ điều kiện kinh doanh xuất khẩu gạo. Tuy nhiên, không phải chủ thể nào cũng có những hiểu biết nhất định về giấy chứng nhận kinh doanh xuất khẩu gạo. Thông qua bài viết này, NPLaw xin gửi đến Quý độc giả nội dung pháp lý về giấy chứng nhận kinh doanh xuất khẩu gạo.

Thời gian tối thiểu để được cấp giấy chứng nhận kinh doanh xuất khẩu gạo là bao lâu?

Căn cứ khoản 4 Điều 6 Nghị định 107/2018/NĐ-CP quy định về thời hạn cấp giấy chứng nhận kinh doanh xuất khẩu gạo như sau:

“4. Trong thời hạn 15 ngày làm việc, kể từ ngày nhận đủ hồ sơ hợp lệ, Bộ Công Thương xem xét, cấp Giấy chứng nhận theo Mẫu số 02 quy định tại Phụ lục kèm theo Nghị định này.

Trường hợp không cấp Giấy chứng nhận, trong thời hạn 07 ngày làm việc, kể từ ngày nhận được hồ sơ, Bộ Công Thương phải trả lời thương nhân bằng văn bản và nêu rõ lý do”.

Như vậy, thời hạn tối thiểu để được cấp Giấy chứng nhận kinh doanh xuất khẩu gạo là 15 ngày làm việc kể từ ngày nhận đủ hồ sơ hợp lệ.

Hiệu lực giấy chứng nhận kinh doanh xuất khẩu gạo

Căn cứ nội dung quy định tại khoản 5 Điều 6 Nghị định 107/2018/NĐ-CP quy định thời hạn của Giấy chứng nhận kinh doanh xuất khẩu gạo như sau: “5. Giấy chứng nhận có thời hạn hiệu lực là 05 năm, kể từ ngày cấp. Khi Giấy chứng nhận hết hiệu lực, thương nhân phải đề nghị cấp Giấy chứng nhận mới để được tiếp tục kinh doanh xuất khẩu gạo”.

Như vậy, hiệu lực của Giấy chứng nhận kinh doanh xuất khẩu gạo là 05 năm kể từ ngày cấp.

Cơ sở vật chất là điều kiện để được giấy chứng nhận kinh doanh xuất khẩu gạo đúng không?

Căn cứ quy định tại khoản 1 Điều 4 Nghị định 107/2018/NĐ-CP như sau:

"1. Thương nhân được thành lập, đăng ký kinh doanh theo quy định của pháp luật được kinh doanh xuất khẩu gạo khi đáp ứng các điều kiện sau:

a) Có ít nhất 01 kho chuyên dùng để chứa thóc, gạo phù hợp với tiêu chuẩn, quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về kho chứa thóc, gạo do cơ quan có thẩm quyền ban hành theo quy định của Luật tiêu chuẩn và quy chuẩn kỹ thuật;

b) Có ít nhất 01 cơ sở xay, xát hoặc cơ sở chế biến thóc, gạo phù hợp với tiêu chuẩn, quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về kho chứa và cơ sở xay, xát, chế biến thóc, gạo do cơ quan có thẩm quyền ban hành theo quy định của Luật tiêu chuẩn và quy chuẩn kỹ thuật”.

Như vậy, cơ sở vật chất phù hợp quy định pháp luật là điều kiện để được cấp giấy chứng nhận kinh doanh xuất khẩu gạo.

Thương nhân có kho chứa gạo đảm bảo đáp ứng tiêu chuẩn quy định đã đủ điều kiện kinh doanh xuất khẩu gạo chưa?

Căn cứ quy định tại khoản 1 Điều 4 Nghị định 107/2018/NĐ-CP như sau:

"1. Thương nhân được thành lập, đăng ký kinh doanh theo quy định của pháp luật được kinh doanh xuất khẩu gạo khi đáp ứng các điều kiện sau:

a) Có ít nhất 01 kho chuyên dùng để chứa thóc, gạo phù hợp với tiêu chuẩn, quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về kho chứa thóc, gạo do cơ quan có thẩm quyền ban hành theo quy định của Luật tiêu chuẩn và quy chuẩn kỹ thuật;

b) Có ít nhất 01 cơ sở xay, xát hoặc cơ sở chế biến thóc, gạo phù hợp với tiêu chuẩn, quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về kho chứa và cơ sở xay, xát, chế biến thóc, gạo do cơ quan có thẩm quyền ban hành theo quy định của Luật tiêu chuẩn và quy chuẩn kỹ thuật”.

Theo đó, thương nhân có kho chứa gạo đảm bảo đáp ứng tiêu chuẩn quy định chưa đủ điều kiện kinh doanh xuất khẩu gạo mà còn cần đáp ứng điều kiện sau: có ít nhất 01 cơ sở xay, xát hoặc cơ sở chế biến thóc, gạo phù hợp với tiêu chuẩn, quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về kho chứa và cơ sở xay, xát, chế biến thóc, gạo do cơ quan có thẩm quyền ban hành theo quy định của pháp luật.

IV. Dịch vụ tư vấn pháp lý liên quan về giấy chứng nhận kinh doanh xuất khẩu gạo

Hiểu được nhu cầu tìm hiểu quy định liên quan đến giấy chứng nhận kinh doanh xuất khẩu gạo của Quý Khách hàng, Công ty Luật TNHH Ngọc Phú sẽ hỗ trợ, tư vấn cho Quý Khách hàng các quy định pháp lý liên quan đến giấy chứng nhận kinh doanh xuất khẩu gạo. Công ty Luật TNHH Ngọc Phú với kinh nghiệm cung cấp dịch vụ pháp lý dày dặn tin rằng sẽ đem lại cho khách hàng sự an tâm và hài lòng khi sử dụng dịch vụ của chúng tôi. Quý độc giả có thể liên hệ ngay tới NPLaw để được các luật sư dày dặn kinh nghiệm của NPLaw tư vấn tận tình và nhanh chóng với thông tin liên hệ dưới đây:

Tổng đài tư vấn và CSKH: 1900 9343

Có được cấp lại giấy chứng nhận kinh doanh xuất khẩu gạo không

Theo quy định tại khoản 1 Điều 7 Nghị định 107/2018/NĐ-CP như sau:

“1. Bộ Công Thương xem xét, cấp lại Giấy chứng nhận trong các trường hợp Giấy chứng nhận bị thất lạc, bị hư hỏng hoặc bị tiêu hủy”.

Như vậy trong trường hợp Giấy chứng nhận bị thất lạc, hư hỏng hoặc bị tiêu hủy, các chủ thể kinh doanh xuấy khẩu gạo có thể làm hồ sơ để cấp lại Giấy chứng nhận kinh doanh xuất khẩu gạo.

Giấy chứng nhận kinh doanh xuất khẩu gạo đã được cấp nhưng bất cẩn làm mất thì có được cấp lại không?

Theo quy định tại khoản 1 Điều 7 Nghị định 107/2018/NĐ-CP như sau:

“1. Bộ Công Thương xem xét, cấp lại Giấy chứng nhận trong các trường hợp Giấy chứng nhận bị thất lạc, bị hư hỏng hoặc bị tiêu hủy”.

Như vậy trong trường hợp Giấy chứng nhận bị thất lạc, chủ thể kinh doanh xuấy khẩu gạo có thể làm hồ sơ để cấp lại Giấy chứng nhận kinh doanh xuất khẩu gạo. Hồ sơ để cấp lại Giấy chứng nhận kinh doanh xuất khẩu gạo cũng được quy định tại khoản 1 Điều 7 Nghị định 107/2018/NĐ-CP gồm: Đơn đề nghị theo Mẫu số 03 quy định tại Phụ lục kèm theo Nghị định 107/2018/NĐ-CP; Bản chính Giấy chứng nhận đã được cấp. Trường hợp không còn bản chính do bị thất lạc, bị hư hỏng hoặc bị tiêu hủy, thương nhân phải có báo cáo giải trình và nêu rõ lý do.

Cơ quan cấp giấy chứng nhận kinh doanh xuất khẩu gạo

Theo quy định tại khoản 1 Điều 6 Nghị định số 107/2018/NĐ-CP, thẩm quyền cấp giấy chứng nhận kinh doanh xuất khẩu gạo như sau: “1. Bộ Công Thương cấp Giấy chứng nhận cho thương nhân theo quy định tại Điều 4 Nghị định này”.

Như vậy, cơ quan cấp Giấy chứng nhận kinh doanh xuất khẩu gạo là Bộ Công Thương.

I. Nhu cầu cấp giấy chứng nhận kinh doanh xuất khẩu gạo hiện nay

Việt Nam luôn là một trong các nước xuất khẩu gạo hàng đầu trên thế giới. Do đó số lượng thương nhân Việt Nam tham gia xuất khẩu gạo chiếm tỷ lệ vô cùng lớn, kéo theo nhu cầu cấp Giấy chứng nhận kinh doanh xuất khẩu gạo hiện nay cũng vô cùng lớn so với các ngành nghề xuất khẩu nông sản khác.

Tuy nhiên, với tính chất nghiệp vụ và các lý do khác nhau, nhiều thương nhân gặp khó khăn khi tự mình xin cấp giấy chứng nhận kinh doanh xuất khẩu gạo. Do đó, mặc dù nhu cầu xin cấp giấy chứng nhận vô cùng lớn nhưng cơ chế thực hiện vẫn còn là một rào cản lớn cho thương nhân.

Thương nhân được cấp giấy chứng nhận đủ điều kiện kinh doanh xuất khẩu gạo nhưng không thực hiện kinh doanh trên thực tế có bị thu hồi giấy chứng nhận không?

Theo quy định tại khoản 1 Điều 8 Nghị định 107/2018/NĐ-CP về các trường hợp thu hồi Giấy chứng nhận bao gồm:

“1. Bộ Công Thương xem xét, quyết định việc thu hồi Giấy chứng nhận trong các trường hợp sau:

d) Thương nhân không xuất khẩu gạo trong thời gian 18 tháng liên tục, trừ trường hợp thương nhân đã thông báo tạm ngừng kinh doanh theo quy định của pháp luật;"

Như vậy, khi thương nhân không thực hiện hoạt động xuất khẩu gạo trong thời gian 18 tháng liên tục, và cũng không thông báo tạm ngừng kinh doanh theo quy định của pháp luật thì thương nhân đó bị thu hồi giấy chứng nhận đủ điều kiện kinh doanh xuất khẩu gạo theo quy định của pháp luật. Trường hợp thương nhận không thực hiện kinh doanh trên thực tế nhưng chưa đủ thời gian 18 tháng liên tục không thuộc trường hợp bị thu hồi giấy chứng nhận đủ điều kiện kinh doanh xuất khẩu gạo.