Lịch Sử Phát Triển Công Nghệ 4.0

Lịch Sử Phát Triển Công Nghệ 4.0

Dưới góc nhìn của một nhà văn, nhà thơ, nhà soạn kịch nổi tiếng, khi được hỏi “What is history?”, Đại văn hào người Pháp Victor Hugo (1802-1885) trả lời rằng “History is: a echo of the past in the future; a reflex from the future on the past”. Tạm dịch là: “Lịch sử là tiếng vọng của quá khứ trong tương lai; là ánh sáng phản chiếu từ tương lai về quá khứ”. Từ vũ trụ bao la, tới con người nhỏ bé, hết thảy mọi người đều quan tâm và cố gắng tìm về quá khứ, để hiểu rõ được gốc rễ nguồn cội.

Kỷ nguyên số của thiết bị hàn (1980 – nay) [7]:

Từ những năm 1980 cho tới nay, đã có sự thay đổi nhanh chóng về công nghệ, thiết bị, và vật liệu hàn. Các kỹ sư, nhà nghiên cứu liên tục nghiên cứu ra các công thức để chế tạo vật liệu mới nhằm cải thiện đặc tính hồ quang. Các hãng sản xuất liên tục cải tiến công nghệ để đưa ra các thế hệ máy hàn linh hoạt, tiện lợi với người dùng. Hướng tới mục tiêu: an toàn, chất lượng, tiện lợi và linh hoạt. Dưới đây là tóm tắt của DG Welding về một số công nghệ và thiết bị hàn mới nhất của một số hãng máy hàn lớn trên thế giới [7].

Đi cùng với chiều dài lịch sử phát triển của nhân loại, công nghệ và kỹ thuật hàn đã chứng minh được vai trò vô cùng quan trọng trong lĩnh vực sản xuất và đời sống con người. Với yêu cầu ngày càng cao về chất lượng sản phẩm cũng như yêu cầu về môi trường và an toàn…

Các nhà nghiên cứu hiện đã và đang tập trung vào các giải pháp tổng thể và toàn diện hơn, không chỉ riêng về thiết bị, vật liệu, các nghiên cứu cải tiến quá trình sản xuất, giảm thiểu ứng suất biến dạng, tăng độ bền và tuổi thọ của kết cấu, giảm thải tai nạn lao động hay giảm lượng khí thải vào môi trường....

Kết hợp với sự hỗ trợ của công nghệ cao, internet, công nghệ và kỹ thuật hàn sẽ đạt được nhiều thành tựu mới trong tương lai và áp dụng hữu hiệu vào cuộc sống của con người.

Trong ngôn ngữ Hy Lạp cổ, từ “techne” được hiểu là “nghệ thuật”, và nó cũng là gốc của các thuật ngữ liên quan đến “công nghệ” và “kỹ thuật” (đó là Technology và technique). Trong mỹ thuật, những người vẽ tranh là những nghệ sĩ tài ba, họ dùng cây bút vẽ để tạo nên những tác phẩm nghệ thuật và có những tác phẩm trở thành kiệt tác. Cũng vậy, trong lĩnh vực hàn, những nghệ nhân hàn xì được coi là những nghệ sỹ, họ dùng những cây viết là que hàn, là súng hàn, dùng mực viết là kim loại lỏng để vẽ nên các tác phẩm nghệ thuật bằng kim loại vậy.

Cùng nhau, chúng ta sẽ chung tay để môn nghệ thuật hàn đóng góp những giá trị tốt nhất của nó vào cuộc sống, đúng như lời của nhà họa sĩ, bác sĩ, kỹ sư, nhà phát minh… thiên tài người Ý, Leonardo da Vinci từng nói “Nghệ thuật là nữ hoàng của mọi môn khoa học, truyền đạt kiến thức tới mọi thế hệ trên thế giới”.

QUYỀN SỞ HỮU VÀ BẢO MẬT: Báo cáo này căn cứ trên các kết quả thử nghiệm của hãng Lincoln Electric, và được biên tập bởi Double Good JSC – Nhà phân phối sản phẩm và Dịch vụ ủy quyền của Lincoln Electric tại Việt Nam. Không được phép sao chép, lưu chuyển, sử dụng tài liệu này với bất kỳ mục đích nào nếu không được sự cho phép bằng văn bản của Double Good JSC.

Ghi chú: Tính đa dạng trong thiết kế, chế tạo và điều kiện làm việc của các sản phẩm thực tế sẽ ảnh hưởng tới kết quả thực nghiệm. Vì vậy các bên tự cân nhắc và chịu trách nhiệm khi áp dụng các thông tin trong báo cáo này vào công việc của mình.

Công ty Cổ phần SIMCO Sông Đà (SDA) tiền thân là Trung tâm Hợp tác lao động nước ngoài Sông Đà được thành lập ngày 01/11/1997 trực thuộc Tổng Công ty Sông Đà. Sau hơn 25 năm thành lập, xây dựng và phát triển, SIMCO Sông Đà đã khẳng định được thương hiệu và vị thế của mình với các đối tác trong và ngoài nước trên nhiều lĩnh vực như: Đầu tư xây dựng các công trình đô thị, dân dụng và công nghiệp; Thi công các công trình điện thông minh; Khai thác và chế biến khoáng sản; Giáo dục và đào tạo gắn liền với xuất khẩu lao động.

Với những thành tựu đạt được, Công ty đã được Chủ tịch nước CHXHCN Việt Nam tặng thưởng Huân chương Lao động hạng nhì và hạng ba; Bằng khen của Thủ tướng Chính phủ Việt Nam và nhiều bằng khen, huy chương, cờ thi đua của Bộ Xây dựng, Bộ Lao động Thương binh và Xã hội, Ủy ban chứng khoán nhà nước, Tổng công ty Sông Đà, Hiệp hội Xuất khẩu lao động, UBND các tỉnh và thành phố.

- 01/11/1997: Thành lập Trung tâm Hợp tác lao động nước ngoài Sông Đà thuộc Tổng công ty Sông Đà.

- 05/06/2000: Nâng cấp thành Công ty Cung ứng nhân lực quốc tế và Thương mại Sông Đà thuộc Tổng công ty Sông Đà.

- 09/05/2003: Đổi tên thành Công ty cổ phần Cung ứng nhân lực quốc tế và Thương mại Sông Đà thuộc Tổng công ty Sông Đà.

- Tháng 12/2006: Niêm yết cổ phiếu trên Sàn giao dịch chứng khoán Hà Nội, mã chứng khoán là SDA.

- Tháng 04/2007: Đổi tên thành Công ty cổ phần SIMCO Sông Đà thuộc Tổng Công ty Sông Đà.

- Tháng 11/2015: Nâng vốn điều lệ lên 262 tỷ đồng tương đương 11,683 triệu đôla Mỹ.

- Tháng 11/2021: Công ty ký hợp tác chiến lược với Công ty cổ phần Smarttech Việt Nam, đồng thời thay đổi định hướng kinh doanh sang xây dựng các khu đô thị, các thành phố xanh thông minh; Mở rộng đầu tư sản xuất các sản phẩm công nghệ cao gắn với chuỗi giá trị sản xuất toàn cầu.

Lịch sử hoạt động của Ngân hàng Đầu tư và Phát triển Việt Nam giai đoạn này có thể chia thành 2 thời kỳ: Thời kỳ 1990 -1995: Bắt đầu đổi mới chuyển sang hoạt động theo cơ chế của một Ngân hàng thương mại; Thời kỳ 1995 -2012: BIDV mở rộng hoạt động, xây dựng tích lũy nội lực, hội nhập quốc tế.

Ngày 14/11/1990, Chủ tịch Hội đồng Bộ trưởng ban hành Quyết định số 401/CT về việc thành lập Ngân hàng Đầu tư và Phát triển Việt Nam (BIDV) trên cơ sở đổi tên Ngân hàng Đầu tư và Xây dựng Việt Nam. Với lần đổi tên thứ ba này, BIDV đã có sự thay đổi mạnh mẽ trong chức năng hoạt động thực tế, trong vai trò đối với nền kinh tế mà BIDV đảm nhiệm: chuyển từ giai đoạn đầu tư chỉ đơn giản là “xây dựng” sang một trạng thái chất lượng mới - đầu tư để “tăng trưởng, để thúc đẩy “phát triển”. BIDV không đơn thuần cung ứng một loại dịch vụ phục vụ hoạt động xây dựng mà đã chuyển sang đóng vai trò “động lực thúc đẩy phát triển”.

Trong thời kỳ này, BIDV đã chuyển sang phương thức hoạt động mới là “đi vay để cho vay” nên trọng tâm là huy động vốn trong và ngoài nước để cho vay các dự án sản xuất kinh doanh theo kế hoạch nhà nước, cứu sản xuất khỏi tình trạng thiếu vốn khi Nhà nước đã chấm dứt cấp phát không hoàn lại cho các doanh nghiệp.

Thành quả đầu tiên mà BIDV đạt được từ sau khi có hai pháp lệnh về ngân hàng và Điều lệ Ngân hàng Đầu tư và Phát triển là việc hoàn thiện hệ thống tổ chức trong phạm vi cả nước. Đó là cơ sở để BIDV phát huy sức mạnh, tính năng động, sáng tạo trong mọi hoạt động nghiệp vụ của mình và đã đạt được những kết quả nổi bật.

Mở rộng và đa dạng hóa nguồn vốn: BIDV đã có nhiều sáng tạo trong việc huy động nguồn vốn hoạt động cho ngân hàng bằng cách đưa ra những sản phẩm huy động vốn lần đầu tiên xuất hiện trên thị trường Việt Nam giai đoạn đó như: huy động vốn dân cư bằng các sản phẩm Huy động kỳ phiếu VNĐ và USD; Huy động kỳ phiếu bảo đảm giá trị theo giá vàng; Phát hành trái phiếu;... BIDV cũng có nhiều sáng tạo hiệu quả trong việc huy động các nguồn vốn nước ngoài bằng các khoản vay từ các ngân hàng và công ty tài chính quốc tế dưới nhiều hình thức: Vay tài chính, vay thông qua các hiệp định, tài trợ xuất, nhập khẩu, hạn mức tài trợ tín dụng thư... Với chính sách tạo vốn hiệu quả, từ nguồn vốn chỉ có 300 tỷ đồng năm 1990, BIDV đã huy động được nguồn vốn lên tới 25.000 tỷ đồng, đủ đáp ứng cho dư nợ đầu tư phát triển. BIDV cũng huy động được nguồn vốn ngoại tệ lên tới gần 500 triệu USD, đáp ứng nhu cầu nhập khẩu thiết bị, vật liệu từ các kênh vay vốn...

Tiếp tục đảm đương nhiệm vụ cấp phát cho các công trình, các dự án đầu tư xây dựng cơ bản do Nhà nước chỉ định.

Thực hiện một loạt các cơ chế mở rộng tín dụng, đáp ứng các nhiệm vụ bao gồm: Cho vay các dự án kế hoạch Nhà nước, Cho vay dài hạn theo kế hoạch nhà nước với lãi suất ưu đãi, Cho vay xây lắp, cho vay ngoài quốc doanh;...

Phát triển Công nghệ thông tin: Ngân hàng Đầu tư và Phát triển Việt Nam bắt đầu tiếp cận với Công nghệ thông tin, từng bước ứng dụng vào trong hoạt động của Ngân hàng. BIDV đã thành lập Phòng Công nghệ thông tin với cơ sở vật chất công nghệ thời kỳ đầu này có 8 máy tính với hai máy tại Hội sở chính, 2 máy tại Chi nhánh Ngân hàng Đầu tư và Phát triển Hà Nội, 4 máy tại Chi nhánh Ngân hàng Đầu tư và Phát triển Thành phố Hồ Chí Minh.

Thiết lập quan hệ quốc tế: Ngân hàng Đầu tư và Phát triển Việt Nam bắt đầu thiết lập các quan hệ hợp tác quốc tế, mở đầu cho việc huy động các nguồn vốn ngoại tệ sau này.

Thành lập Ngân hàng Liên doanh VID-Public với Malaysia: Một trong những sự kiện đánh dấu bước đột phá trong hoạt động kinh doanh đối ngoại trong giai đoạn này là việc Ngân hàng Đầu tư và Phát triển Việt Nam đã ký hợp đồng với Ngân hàng Public Bank Berhard Malaysia để thành lập Ngân hàng liên doanh VID-Public, trụ sở chính đặt tại Hà Nội. Ngân hàng được thành lập với số vốn điều lệ là 10.000.000 USD, tỷ lệ góp vốn là 50/50. VID - Public Bank được đánh giá là một trong những ngân hàng liên doanh với nước ngoài hoạt động hiệu quả nhất ở Việt Nam.

Từng bước mở rộng quan hệ đối ngoại, nâng cao khả năng tiếp thị với các ngân hàng thế giới: BIDV đã tạo được hình ảnh và uy tín đối với các tổ chức tài chính - tiền tệ quốc tế, ký kết được các hiệp định tài trợ xuất, nhập khẩu hạn mức tín dụng, bảo lãnh cho các doanh nghiệp để vay vốn nước ngoài. Sự kiện đầu tiên đáng ghi nhớ trong hoạt động đối ngoại của BIDV là năm 1992, Ngân hàng Đầu tư và Phát triển Việt Nam được giao cho vay ủy thác khoản ODA đầu tiên của Chính phủ Italia, trị giá 58,5 triệu Lia. Từ năm 1994 trở đi, Ngân hàng Đầu tư và Phát triển Việt Nam bắt đầu được nhận ủy thác cho vay lại trong nước đối với nhiều nguồn vốn khác của các nước Đức, Pháp, Hà Lan, Thái Lan...

Xây dựng thương hiệu và biểu tượng thương hiệu Ngân hàng: Cùng với việc thiết lập các hoạt động quan hệ đối ngoại, thương hiệu và biểu tượng thương hiệu của Ngân hàng Đầu tư và Phát triển Việt Nam cũng đã ra đời trong giai đoạn này. Ngày 25-9-1991, Logo của Ngân hàng Đầu tư và Phát triển Việt Nam - BIDV lần đầu tiên chính thức được công bố ở Malaixia trong dịp ký kết thành lập Ngân hàng liên doanh Vid-Publich Bank. Biểu tượng của Ngân hàng Đầu tư và Phát triển Việt Nam bao gồm những chữ cái đầu tiên tên tiếng Anh của ngân hàng: BIDV. Ba chữ IDB được bố trí thành một khối chặt chẽ lồng ghép nhau với chữ D màu xanh - biểu tượng của tương lai, hy vọng và phát triển. Chữ I màu đỏ - màu cờ Tổ quốc Việt Nam. Chữ B được lồng ghép từ chữ I và chữ D có hai màu xanh đỏ. Chữ V có màu đỏ của cờ Tổ quốc. Kể từ khi ra đời, biểu tượng của Ngân hàng Đầu tư và Phát triển Việt Nam là niềm động viên, niềm tự hào của cán bộ, công nhân viên Ngân hàng Đầu tư và Phát triển Việt Nam, là niềm tin yêu, sự quen thuộc đối với người dân, đối với khách hàng trong nước và cả bạn bè trên thế giới.

Đến cuối năm 1994, trước khi chuyển đổi cơ chế hoạt động, mặc dù có thời điểm tưởng như không còn tồn tại, BIDV đã vươn lên mạnh mẽ, xây dựng được một hệ thống vững chắc để ngày càng phát triển. Tổng số vốn huy động của BIDV đã có mức tăng trưởng vượt bậc, đạt uy động vốn vượt bậc, đạt 1.743 tỉ đồng, tăng 13,2 lần so với năm 1990, dư nợ 1.543 tỷ đồng. Toàn hệ thống có 52 chi nhánh tại khắp các tỉnh thành với 3.400 cán bộ.

Ngày 8/11/1994, Thủ tướng Chính phủ ký quyết định 654/QĐ-TTg v/v chuyển giao toàn bộ nhiệm vụ cấp phát vốn đầu tư phát triển của Ngân hàng Đầu tư và Phát triển Việt Nam sang Tổng cục Đầu tư và Phát triển thuộc Bộ Tài chính.

Ngày 18/11/1994, Thống đốc Ngân hàng Nhà nước Việt Nam đã kí quyết định số 293/QĐ-NH9 về việc điều chỉnh chức năng, nhiệm vụ của Ngân hàng Đầu tư và Phát triển Việt Nam. Theo đó, Ngân hàng Đầu tư và Phát triển Việt Nam được phép kinh doanh đa năng, tổng hợp như một ngân hàng thương mại, phục vụ chủ yếu cho đầu tư phát triển đất nước. BIDV chính thức bắt đầu hoạt động theo mô hình ngân hàng thương mại. Kể từ đây, BIDV bắt đầu chuyển đổi hoạt động và vươn lên mạnh mẽ, trở thành một ngân hàng chủ lực trong đầu tư phát triển trong thời kỳ đổi mới và hội nhập kinh tế quốc tế. BIDV chuyển sang giai đoạn mở rộng hoạt động kinh doanh đa năng, đa lĩnh vực, khẳng định thương hiệu và vị thế ngày càng vững chắc trên thị trường tài chính, ngân hàng.

Trong giai đoạn này, nhất là từ năm 1996, BIDV đã từng bước xoá thế “độc canh tín dụng” trong hoạt động ngân hàng, tập trung huy động vốn, phát triển mạnh các loại hình dịch vụ, tăng dần tỷ trọng thu từ dịch vụ và kinh doanh tiền tệ, bắt đầu phát triển mạnh mẽ các hoạt động ngân hàng bán lẻ. Đây là thời kỳ BIDV đã triển khai rất nhiều quyết sách sáng tạo, riêng có trong hệ thống các tổ chức tín dụng thời điểm đó. BIDV đã áp dụng các chính sách như bài toán lãi suất hòa đồng, bài toán tạo nguồn vốn phục vụ đầu tư phát triển; chính sách cây sản phẩm phục vụ trọn gói đầu tư phát triển; Hợp tác toàn diện với các Tổng công ty; chương trình tín dụng và dịch vụ theo các chương trình kinh tế lớn của đất nước như: đầu tư vùng kinh tế trọng điểm đầu tư vào các khu công nghiệp, chuyển đổi cơ cấu, phát triển kinh tế vùng miền như Đồng bằng sông Cửu Long, Tây Nguyên, miền Trung...

Công tác nguồn vốn: Trong giai đoạn 1995 - 2012, BIDV đã có bước tăng trưởng huy động vốn vượt bậc. Năm 1995, số dư huy động vốn đạt 3.605 tỉ đồng thì đến năm 2012, huy động vốn của BIDV đạt 285,6 ngàn tỷ đồng, gấp gần 80 lần so với thời điểm năm 1995.

Hoạt động tín dụng: BIDV đã thực hiện chính sách kinh doanh tổng hợp, đa năng, tích cực và linh hoạt, lấy hiệu quả sản xuất, kinh doanh của khách hàng làm mục tiêu, góp phần phát triển đất nước. Ngân hàng đã tập trung vốn cho các dự án trọng điểm, hiệu quả cao theo các mục tiêu công nghiệp hóa, hiện đại hóa, đồng thời mở rộng tín dụng đối với các thành phần kinh tế, không ngừng nâng cao chất lượng tín dụng. Thay đổi quan trọng nhất về tín dụng là Ngân hàng từ chỗ chủ yếu cho vay các dự án theo kế hoạch của Nhà nước hằng năm đã chuyển sang tự tìm kiếm các dự án theo các chương trình, mục tiêu kinh tế trọng điểm của Đảng và Nhà nước. Doanh số cho vay đầu tư và phát triển của BIDV liên tục tăng lên, năm sau gấp đôi năm trước. Bên cạnh đó BIDV thực hiện các chính sách kích cầu đầu tư của Chính phủ trong giai đoạn nền kinh tế suy giảm. Năm 1995, dư nợ tín dụng của BIDV là khoảng 3.700 tỷ đồng. Đến đầu năm 2012, Dư nợ tín dụng trước DPRR đạt 293,9 ngàn tỷ đồng.

Cùng với tăng trưởng về quy mô, nền khách hàng doanh nghiệp ngày càng được mở rộng. Giai đoạn này, tổng số lượng khách hàng doanh nghiệp tại BIDV là 78.420 khách hàng. Trong đó, số khách hàng là doanh nghiệp vừa và nhỏ chiếm 55%. BIDV đã có quan hệ với 86 tập đoàn, tổng công ty, chiếm trên 80% tổng số văn phòng Tập đoàn, Tổng công ty và các đơn vị thành viên của cả nước.

Đây là thời kỳ BIDV thực hiện mở rộng kinh doanh đa năng, đa lĩnh vực, thực hiện đầu tư, mở rộng hoạt động trong rất nhiều ngành nghề lĩnh vực với nhiều kết quả nổi bật.

Cùng với việc phát triển các hoạt động kinh doanh ngân hàng thương mại, BIDV tiến hành các hoạt động đầu tư thông qua việc thành lập các công ty con, công ty liên doanh qua đó hình thành mô hình tập đoàn tài chính - ngân hàng với các trụ cột là ngân hàng, bảo hiểm và đầu tư tài chính.

BIDV là ngân hàng đi tiên phong trong việc đầu tư mở rộng hoạt động trên thị trường quốc tế. BIDV đã tiến hành đầu tư ra nước ngoài ở các lĩnh vực tài chính, ngân hàng, bảo hiểm, chứng khoán với việc lần lượt thành lập các hiện diện, chi nhánh/góp vốn thành lập các đơn vị liên doanh tại các thị trường Lào, Campuchia, Myanmar, tiến dần đến các thị trường châu Âu bao gồm Liên bang Nga, Cộng hòa Séc. Trong quá trình đẩy mạnh hợp tác kinh tế quốc tế, BIDV đã thực hiện tốt vai trò là cầu nối đưa dòng vốn đầu tư quốc tế vào Việt Nam, mở đường và hỗ trợ các doanh nghiệp trong nước đầu tư ra nước ngoài, góp phần bồi đắp quan hệ kinh tế, hữu nghị giữa Việt Nam với các nước.

BIDV đã thực hiện đầu tư góp vốn thành lập hàng loạt các công ty liên doanh, đơn vị thành viên trong nhiều ngành nghề lĩnh vực khác nhau, trong đó, có nhiều lĩnh vực BIDV đóng vai trò tiên phong trong việc mở ra những cơ hội hợp tác đầu tư toàn diện với các đối tác trong và ngoài nước. Việc mở rộng các lĩnh vực đầu tư, hợp tác trong nước và quốc tế đã nâng cao vị thế của BIDV trên thị trường trong nước và quốc tế.

Năm 1998, BIDV thành lập công ty cho thuê tài chính BLC, thêm một kênh hỗ trợ vốn trung dài hạn.

Năm 1999, BIDV lần lượt thành lập các đơn vị liên doanh/công ty thành viên bao gồm: Công ty liên doanh bảo hiểm Việt - Úc QBE (góp vốn liên doanh với Công ty Bảo hiểm Úc QBE); BIDV thành lập công ty chứng khoán BSC - là công ty chứng khoán đầu tiên của ngành ngân hàng tham gia kinh doanh trong lĩnh vực chứng khoán, là một trong hai công ty chứng khoán đầu tiên của Việt Nam.

Ngày 21/6/1999, BIDV góp vốn với Ngân hàng Ngoại thương Lào (BCEL) thành lập Ngân hàng Liên doanh Lào – Việt, biểu tượng của tình hữu nghị sâu sắc giữa hai đất nước Việt Nam – Lào; là cầu nối quan trọng trong hợp tác kinh tế, đầu tư, thương mại giữa hai nước Việt Nam – Lào. Đến nay, Ngân hàng Liên doanh Lào – Việt đã phát triển lớn mạnh, là Ngân hàng có quy mô lớn thứ 3 tại thị trường Lào.

Năm 2001, Công ty Quản lý nợ và Khai thác tài sản Ngân hàng Đầu tư và Phát triển Việt Nam (BAMC) được thành lập.

Năm 2004, BIDV góp vốn cùng các ngân hàng TMNN và Ngân hàng cổ phần cùng Công ty Điện toán và Truyền số liệu (trực thuộc Tập đoàn Bưu chính viễn thông Việt Nam - VNPT) thành lập Công ty cổ phần Chuyển mạch tài chính quốc gia Việt Nam (Banknet).

Ngày 06 tháng 7, năm 2005, Ngân hàng Đầu tư và Phát triển Việt Nam đã trở thành ngân hàng đầu tiên của Việt Nam được Cơ quan đăng ký sáng chế và thương hiệu của Mỹ cấp giấy chứng nhận đăng ký thương hiệu trên lãnh thổ Mỹ.

Năm 2005, một loạt công ty liên doanh và công ty thành viên của BIDV được thành lập: Công ty liên doanh Tháp BIDV; Công ty liên doanh quản lý đầu tư Việt Nam – Partner (BVIM); BIDV thành lập công ty Bảo hiểm BIC (trên cơ sở mua lại toàn bộ phần vốn nước ngoài tại công ty liên doanh Bảo hiểm Việt –Úc QBE - trở thành ngân hàng thương mại Việt Nam đầu tiên thành lập công ty hoạt động trong lĩnh vực bảo hiểm, là doanh nghiệp Việt Nam đầu tiên mua lại phần vốn góp của công ty nước ngoài trong liên doanh. Đặc biệt, BIC còn mở rộng hoạt động sang cả ba nước Đông Dương thông qua việc góp vốn liên doanh vào Công ty Bảo hiểm Lào - Việt (LVI) và Công ty Bảo hiểm Campuchia - Việt Nam (CVI). BIC là Công ty bảo hiểm phi nhân thọ Việt Nam đầu tiên có mạng lưới hoạt động trên địa bàn này.

Năm 2006: Thành lập Ngân hàng liên doanh Việt- Nga trên cơ sở liên doanh với Ngân hàng Ngoại thương Nga VTB.

Năm 2007: BIDV góp vốn cùng Tổng công ty Hàng Không Việt Nam thành lập Công ty cổ phần cho thuê máy bay Việt Nam VALC; Thành lập Công ty cổ phần Phát triển đường cao tốc BIDV (BEDC).

Năm 2008: BIDV thành lập Công ty trách nhiệm hữu hạn quốc tế tại Hồng Kông (BIDVI).

Năm 2009: BIDV khai trương các hiện diện thương mại tại Campuchia, bao gồm: Văn phòng đại diện, Công ty Đầu tư và Phát triển Campuchia (IDCC), Ngân hàng Đầu tư và Phát triển Campuchia (BIDC).

Năm 2010: BIDV khai trương Văn phòng đại diện Ngân hàng Đầu tư và Phát triển Việt nam tại Myanmar; Thành lập công ty chứng khoán Campuchia CVS; Khai trương Công ty cổ phần Tài chính IDCC châu Âu tại Cộng hòa Séc. Thành lập Công ty trách nhiệm hữu hạn Đầu tư và Phát triển quốc tế (II DC).

Đến cuối năm 2012, BIDV đã có 5 công ty trực thuộc gồm: Tổng công ty Bảo hiểm BIDV (BIC), Công ty Cho thuê tài chính (BLC) được hợp nhất từ Công ty Cho thuê tài chính BIDV và Công ty Cho thuê tài chính II BIDV, Công ty Chứng khoán BIDV (BSC), Công ty Quản lý nợ và Khai thác tài sản BIDV (BAMC) và Công ty trách nhiệm hữu hạn quốc tế BIDV tại Hồng Kông (BIDVI).

Minh bạch thông tin: Năm 2006, BIDV là ngân hàng đầu tiên tại Việt Nam thuê tổ chức định hạng hàng đầu thế giới Moody’s thực hiện định hạng tín nhiệm cho BIDV và đạt mức trần quốc gia. BIDV cũng là Ngân hàng chủ động thực hiện kiểm toán liên tục từ 1996 do công ty kiểm toán hàng đầu thế giới Earn & Young thực hiện.

Phát triển công nghệ thông tin: BIDV đã xây dựng hệ thống công nghệ thông tin hiện đại, được ứng dụng trên hầu hết trong hoạt động kinh doanh, quản lý với tỷ lệ trên 95% nghiệp vụ ngân hàng và tạo ra nhiều sản phẩm dịch vụ, tiện ích. BIDV đã xây dựng được cơ sở hạ tầng công nghệ thông tin có khả năng sẵn sàng cao đáp ứng yêu cầu ứng dụng các giải pháp ngân hàng hiện đại: BIDV là ngân hàng đầu tiên có Trung tâm Công nghệ thông tin dự phòng thảm họa đạt tiêu chuẩn khu vực. Trong 4 năm liền (2007 - 2010) BIDV được Hội tin học Việt Nam đánh giá là Ngân hàng hàng đầu về mức độ sẵn sàng cho ứng dụng Công nghệ thông tin trong khối Ngân hàng thương mại (Vietnam ICT Index), là ngân hàng thương mại duy nhất trong khối các ngân hàng thương mại Việt Nam liên tục trong 4 năm giữ vị trí hàng đầu.

Chuyển hướng kinh doanh tập trung phát triển hoạt động bán lẻ: Song song với chuyển đổi mô hình tổ chức, BIDV đã chủ động chuyển đổi mô hình kinh doanh và mô hình tăng trưởng từ chủ yếu dựa trên hoạt động tài trợ các dự án lớn, khách hàng lớn (bán buôn) sang việc phát triển các sản phẩm ngân hàng bán lẻ hiện đại phục vụ cho đối tượng khách hàng cá nhân trên cơ sở khai thác công nghệ thông tin và trình độ quản trị ngân hàng cập nhật với các ngân hàng của khu vực và quốc tế.

Phát triển mạng lưới kênh phân phối truyền thống và kênh phân phối hiện đại: hệ thống ATM của BIDV đạt gần 1.300 máy phân bổ khắp các tỉnh thành trong cả nước, và 1.692 POS, số lượng thẻ ATM phát hành đã tăng lên gần 3 triệu thẻ, với tốc độ tăng trưởng bình quân hằng năm 45%, đứng Top 5 về thị phần thẻ ở Việt Nam.

Thực hiện các nhiệm vụ đặc biệt: Trong giai đoạn này, BIDV là ngân hàng duy nhất được Chính phủ Việt Nam tin tưởng giao thực hiện những nhiệm vụ kinh tế chính trị đặc biệt. Thực hiện chủ trương của Chính phủ về đẩy mạnh và phát triển mạnh mẽ quan hệ hợp tác toàn diện về kinh tế, thương mại, hợp tác đầu tư giữa Việt Nam và Lào, BIDV đã hợp tác với Ngân hàng Đại chúng Ngoại thương Lào (BCEL) thành lập Ngân hàng liên doanh Lào – Việt, trở thành cầu nối quan trọng trong hợp tác kinh tế, đầu tư, thương mại giữa hai nước Việt Nam – Lào; BIDV đã thực hiện thành công việc xử lý thu hồi tài sản thế chấp, cầm cố, thu hồi nợ vay của Ngân hàng TMCP Nam Đô, giảm bớt tổn thất cho nhân dân, Nhà nước, khẳng định được vị thế, sự tín nhiệm của Nhà nước, nhân dân dành cho BIDV. BIDV cũng hoàn thành tốt nhiệm được Chính phủ giao trong việc hỗ trợ khắc phục hậu quả do thiên tai lũ lụt, cho vay thu mua tạm trữ lương thực, hỗ trợ ngành cà phê...

Thực hiện chào bán cổ phần ra công chúng, chuẩn bị cho bước chuyển đổi sang mô hình Ngân hàng Thương mại cổ phần: Năm 2011, thực hiện chỉ đạo của Thủ tướng Chính Phủ, BIDV đã khẩn trương tiến hành các thủ tục chào bán cổ phần lần đầu ra công chúng, (IPO), Ngày 28-12-2011, BIDV đã tiến hành cổ phần hóa thông qua việc bán đấu giá cổ phần lần đầu ra công chúng (IPO). Kết quả: các nhà đầu tư đã đặt mua 1.66 lần so với lượng cổ phiếu lần đầu bán ra, mức giá thành công bình quân là 18.583 đồng/cổ phần với tổng khối lượng cổ phần là 84.754.146 cổ phần. Thu về cho Nhà nước số tiền 1.575 tỷ đồng và được đánh giá là phiên đấu giá thành công nhất trong điều kiện thị trường xấu nhất, tạo niềm tin cho các nhà đầu tư vào thị trường chứng khoán trong tương lai. Sự kiện IPO BIDV được bình chọn là 1 trong 10 sự kiện tiêu biểu của Thị trường chứng khoán Việt Nam năm 2011.

Công tác phát triển thương hiệu: BIDV thực hiện tái định vị thương hiệu gắn với hoạt động kinh doanh. Hoàn thiện những giá trị cốt lõi, các yếu tố nhận diện thương hiệu để đảm bảo tính chuyên nghiệp, đồng nhất trong toàn hệ thống. Năm 2006, BIDV công bố Slogan là “Chia sẻ cơ hội, hợp tác thành công” (Share opportunities, share success), thể hiện cam kết của BIDV sẵn sàng chia sẻ, đồng hành cùng với các khách hàng, hợp tác mang lại lợi ích cho cả khách hàng và ngân hàng. Năm 2009, BIDV đã thực hiện hiệu chỉnh Logo Ngân hàng và ban hành bộ cẩm nang nhận diện thương hiệu của BIDV với trên 70 hạng mục ứng dụng sử dụng trong mọi hoạt động kinh doanh, truyền thông quảng bá thương hiệu. Màu sắc nhận biết thương hiệu của Ngân hàng là ba màu: Xanh, Đỏ và Trắng. Trong quá trình mở rộng thương hiệu trong các lĩnh vực kinh doanh và phát triển thương hiệu ra thị trường nước ngoài, các đơn vị thành viên, liên doanh xây dựng biểu tượng thương hiệu riêng đều có các yếu tố trong biểu tượng thương hiệu BIDV.

Đến năm 2012, trước khi chuyển đổi mô hình hoạt động sang NHTMCP, BIDV đã xây dựng được một quy mô tầm vóc lớn mạnh: BIDV có tổng tài sản đạt gần 406 ngàn tỷ đồng, huy động vốn đạt 285,6 ngàn tỷ đồng, dư nợ tín dụng trước DPRR đạt 293,9 ngàn tỷ đồng, lợi nhuận trước thuế đạt 4.220 tỷ đồng. BIDV có hệ thống điểm giao dịch rộng khắp với 118 chi nhánh với 525 điểm giao dịch, số lượng cán bộ toàn hệ thống là gần 18.000 cán bộ có trình độ, được đào tạo bài bản, chuyên nghiệp.

Nhìn vào quá trình phát triển của BIDV, trong thời kỳ hoạt động với tên gọi Ngân hàng Đầu tư và Phát triển Việt Nam, với sự chuyển đổi và thực hiện mô hình kinh doanh đa năng, tổng hợp theo mô hình ngân hàng thương mại hiện đại với xu hướng mở rộng các hoạt động ngân hàng bán lẻ đã có bước phát triển vượt bậc về tầm vóc, cả về “lượng” và “chất”, BIDV đã vươn lên thành một ngân hàng đẳng cấp trong nước và quốc tế, có đủ năng lực cạnh tranh để tham gia vào sân chơi toàn cầu. BIDV cũng xây dựng và tích lũy được thế và lực quan trọng để chuẩn bị bước sang một giai đoạn hoạt động theo mô hình mới.