Kinh Doanh Tạm Nhập Tái Xuất Xăng Dầu

Kinh Doanh Tạm Nhập Tái Xuất Xăng Dầu

Bạn đang muốn tìm hiểu về thủ tục tạm nhập tái xuất xăng dầu đi Lào? Bạn không biết phải chuẩn bị các loại giấy tờ cần thiết nào để làm thủ tục? Hãy đọc ngay bài viết sau đây của Vận chuyển Lào Việt để được giải đáp nhé!

Cần chuẩn bị hồ sơ gì để làm thủ tục tạm nhập tái xuất xăng dầu đi Lào?

Để làm thủ tục tạm nhập tái xuất xăng dầu đi Lào, các thương nhân cần chuẩn bị đầy đủ các loại giấy tờ sau:

Lưu ý: Bạn cần lưu giữ lại bộ hồ sơ tạm nhập để đối chiếu khi làm thủ tục tái xuất.

Khi làm thủ tục tái xuất, thương nhân khai báo thông tin về số tờ khai tạm nhập, số thứ tự của dòng hàng trên tờ khai tạm nhập tương ứng với từng dòng hàng tái xuất để hệ thống theo dõi trừ lùi; Hệ thống tự động thực hiện trừ lùi theo số lượng trên tờ khai tạm nhập tương ứng.

Thủ tục tạm nhập tái xuất xăng dầu đi Lào

Bước 1: Doanh nghiệp tiến hành gửi hồ sơ đề nghị làm thủ tục hải quan đối với xăng dầu tạm nhập tái xuất sang Lào

Bước 2: Chi cục Hải quan sẽ tiến hành kiểm tra hồ sơ, lập phiếu theo dõi trừ lùi khi làm thủ tục tái xuất, thực hiện thanh khoản và hoàn thuế tờ khai tạm nhập theo quy định trong vòng 7 ngày

Bước 3: Thực hiện thanh khoản tờ khai tạm nhập theo quy định. Và nộp thuế theo quy định.

Trên đây là thủ tục tạm nhập tái xuất xăng dầu đi Lào và những thông tin liên quan đến việc tạm nhập tái xuất xăng dầu đi Lào. Hi vọng với bài viết này sẽ đem lại những kiến thức bổ ích. Nếu cần được hỗ trợ, hãy liên hệ với chúng tôi – Vận chuyển Lào Việt qua HOTLINE 0936 377 386 để được giải đáp nhé!

Hiện tôi sẽ chịu trách nhiệm quản lý nội dung của Vận chuyển Lào Việt. Với niềm đam mê cùng kinh nghiệm trong lĩnh vực Logistics, tôi tự tin sẽ mang đến bạn những nội dung chất lượng nhất.

Tại Khoản 1 Điều 27 Luật Thương mại 2005 quy định về mua bán hàng hoá quốc tế như sau: “1. Mua bán hàng hoá quốc tế được thực hiện dưới các hình thức xuất khẩu, nhập khẩu, tạm nhập, tái xuất, tạm xuất, tái nhập và chuyển khẩu”. Như vậy tạm nhập, tái xuất được xem là một hình thức của mua bán hàng hóa quốc tế. Vậy cụ thể kinh doanh tạm nhập, tái xuất là gì?

Tạm nhập, tái xuất hàng hóa là việc hàng hoá được đưa từ nước ngoài hoặc từ các khu vực đặc biệt nằm trên lãnh thổ Việt Nam được coi là khu vực hải quan riêng theo quy định của pháp luật vào Việt Nam, có làm thủ tục nhập khẩu vào Việt Nam và làm thủ tục xuất khẩu chính hàng hoá đó ra khỏi Việt Nam (theo Khoản 1 Điều 29 Luật Thương mại 2005).

Việc thương nhân mua hàng hóa từ một nước đưa vào lãnh thổ Việt Nam hoặc từ khu vực hải quan riêng đưa vào nội địa và bán chính hàng hóa đó sang nước, khu vực hải quan riêng khác được thực hiện theo quy định tại Khoản 1 Điều 39 Luật Quản lý ngoại thương như sau:

+ Thương nhân phải có giấy phép kinh doanh tạm nhập, tái xuất đối với hàng hóa thuộc Danh mục hàng hóa cấm xuất khẩu, cấm nhập khẩu; hàng hóa tạm ngừng xuất khẩu, tạm ngừng nhập khẩu; hàng hóa chưa được phép lưu hành, sử dụng tại Việt Nam; hàng hóa thuộc diện quản lý bằng biện pháp hạn ngạch xuất khẩu, hạn ngạch nhập khẩu, hạn ngạch thuế quan, giấy phép xuất khẩu, nhập khẩu;

+ Thương nhân kinh doanh tạm nhập, tái xuất phải đáp ứng các điều kiện đã được quy định đối với hàng hóa thuộc ngành, nghề kinh doanh tạm nhập, tái xuất có điều kiện;

+ Thương nhân kinh doanh tạm nhập, tái xuất chỉ phải làm thủ tục tại cơ quan hải quan cửa khẩu đối với hàng hóa không thuộc quy định tại điểm a, điểm b Khoản 1 Điều 39 và Điều 40 của Luật Quản lý ngoại thương.

Đối với tổ chức kinh tế có vốn đầu tư nước ngoài, chỉ được thực hiện tạm nhập, tái xuất hàng hóa theo quy định tại Điều 15 Nghị định 69/2018/NĐ-CP ngày 15/5/2018, không được thực hiện hoạt động kinh doanh tạm nhập, tái xuất hàng hóa.

Thương nhân Việt Nam được quyền kinh doanh tạm nhập, tái xuất hàng hóa không phụ thuộc vào ngành nghề đăng ký kinh doanh theo các quy định tại Khoản 1 Điều 13 Nghị định 69/2018/NĐ-CP ngày 15/5/2018 như sau:

+ Hàng hóa kinh doanh tạm nhập, tái xuất có điều kiện, thương nhân phải đáp ứng điều kiện theo quy định tại Nghị định 69/2018/NĐ-CP ngày 15/5/2018.

+ Hàng hóa cấm xuất khẩu, cấm nhập khẩu; hàng hóa tạm ngừng xuất khẩu, tạm ngừng nhập khẩu; hàng hóa chưa được phép lưu hành, sử dụng tại Việt Nam; hàng hóa thuộc diện quản lý bằng biện pháp hạn ngạch xuất khẩu, hạn ngạch nhập khẩu, hạn ngạch thuế quan, giấy phép xuất khẩu, nhập khẩu, trừ trường hợp Giấy phép xuất khẩu, nhập khẩu tự động, thương nhân phải được Bộ Công Thương cấp Giấy phép kinh doanh tạm nhập, tái xuất. Hồ sơ, thủ tục cấp Giấy phép quy định tại Điều 19, Điều 20 Nghị định 69/2018/NĐ-CP ngày 15/5/2018.

+ Trường hợp hàng hóa không thuộc các quy định trên đây, thương nhân thực hiện thủ tục tạm nhập, tái xuất tại cơ quan hải quan.

Hàng hóa kinh doanh tạm nhập, tái xuất được lưu lại tại Việt Nam không quá 60 ngày, kể từ ngày hoàn thành thủ tục hải quan tạm nhập. Trường hợp cần kéo dài thời hạn, thương nhân có văn bản đề nghị gia hạn gửi Chi cục Hải quan nơi thực hiện thủ tục tạm nhập; thời hạn gia hạn mỗi lần không quá 30 ngày và không quá hai 2 lần gia hạn cho mỗi lô hàng tạm nhập, tái xuất.

Quá thời hạn nêu trên, thương nhân phải tái xuất hàng hóa ra khỏi Việt Nam hoặc tiêu hủy. Trường hợp nhập khẩu vào Việt Nam thì thương nhân phải tuân thủ các quy định về quản lý nhập khẩu hàng hóa và thuế.

Hàng hóa kinh doanh tạm nhập, tái xuất chịu sự kiểm tra, giám sát của cơ quan hải quan từ khi tạm nhập cho tới khi hàng hóa thực tái xuất ra khỏi Việt Nam. Không chia nhỏ hàng hóa vận chuyển bằng công-ten-nơ trong suốt quá trình vận chuyển hàng hóa từ cửa khẩu tạm nhập đến khu vực chịu sự giám sát của cơ quan hải quan, địa điểm tái xuất thuộc cửa khẩu, lối mở biên giới theo quy định.

Trường hợp do yêu cầu vận chuyển cần phải thay đổi hoặc chia nhỏ hàng hóa vận chuyển bằng công-ten-nơ để tái xuất thì thực hiện theo quy định của cơ quan hải quan.

Việc tiêu thụ hàng hóa kinh doanh tạm nhập, tái xuất trong nội địa phải thực hiện theo quy định về quản lý nhập khẩu hàng hóa của Luật Quản lý ngoại thương và quy định khác của pháp luật có liên quan.

Kinh doanh tạm nhập, tái xuất được thực hiện trên cơ sở hai hợp đồng riêng biệt: Hợp đồng xuất khẩu và hợp đồng nhập khẩu ký với thương nhân nước xuất khẩu và nước nhập khẩu. Hợp đồng xuất khẩu có thể ký trước hoặc sau hợp đồng nhập khẩu.

Việc thanh toán tiền hàng theo phương thức tạm nhập, tái xuất phải tuân thủ các quy định về quản lý ngoại hối và hướng dẫn của Ngân hàng Nhà nước Việt Nam.

Xem thêm: Tổng hợp các bài viết về Luật Quản lý ngoại thương 2017

Bộ Công Thương đã ban hành Thông tư số 18/2024/TT-BCT quy định về danh mục phế liệu tạm ngừng kinh doanh tạm nhập, tái xuất, chuyển khẩu.

Thông tư này áp dụng cho đối tượng là thương nhân tham gia hoạt động kinh doanh tạm nhập, tái xuất, chuyển khẩu hàng hóa; các tổ chức, cơ quan quản lý hoạt động kinh doanh tạm nhập, tái xuất, chuyển khẩu hàng hóa; các cơ quan, tổ chức, cá nhân khác có liên quan đến hoạt động kinh doanh tạm nhập, tái xuất, chuyển khẩu hàng hóa. Theo đó, một số mặt hàng thuộc danh mục phế liệu tạm ngừng kinh doanh tạm nhập, tái xuất, chuyển khẩu như: Thạch cao; thạch cao khan; thạch cao plaster (bao gồm thạch cao nung hoặc canxi sulphat đã nung), đã hoặc chưa nhuộm màu, có hoặc không thêm một lượng nhỏ chất xúc tác hoặc chất ức chế (mã hàng 2520). Xỉ hạt (xỉ cát) từ công nghiệp luyện sắt hoặc thép (mã hàng 2618); xỉ, xỉ luyện kim (trừ xỉ hạt), vụn xỉ và các phế thải khác từ công nghiệp luyện sắt hoặc thép (mã hàng 2619); xỉ, tro và cặn (trừ loại thu được từ quá trình sản xuất sắt hoặc thép), có chứa kim loại, arsen hoặc các hợp chất của chúng (mã hàng 2620). Các nguyên tố hóa học đã được kích tạp dùng trong điện tử, ở dạng đĩa, tấm mỏng hoặc các dạng tương tự, các hợp chất hóa học đã được kích tạp dùng trong điện tử (mã hàng 3818). Tấm, phiến, màng, lá, băng, dải và các hình dạng phẳng khác tự dính, bằng plastic, có hoặc không ở dạng cuộn (mã hàng 3919); tấm, phiến, màng, lá và dải khác, bằng plastic, không xốp và chưa được gia cố, chưa gắn lớp mặt, chưa được bổ trợ hoặc chưa được kết hợp tương tự với các vật liệu khác (mã hàng 3920). Các sản phẩm dùng trong vận chuyển hoặc đóng gói hàng hóa, bằng plastic; nút, nắp, mũ van và các loại nút đậy khác, bằng plastic (mã hàng 3923). Tơ tằm phế liệu (kể cả kén không thích hợp để quay tơ, xơ sợi phế liệu và xơ sợi tái chế) - mã hàng 5003. Phế liệu lông cừu hoặc lông động vật loại mịn hoặc loại thô, kể cả phế liệu sợi nhưng trừ lông tái chế (mã hàng 5103); lông cừu hoặc lông động vật loại mịn hoặc thô tái chế (mã hàng 5104). Phế liệu và mảnh vụn của đồng (mã hàng 7404); phế liệu và mảnh vụn niken (mã hàng 7503); phế liệu và mảnh vụn nhôm (mã hàng 7602); phế liệu và mảnh vụn kẽm (mã hàng 7902). Vonfram và các sản phẩm làm từ vonfram, kể cả phế liệu và mảnh vụn (mã hàng 8101); molypđen và các sản phẩm làm từ molypđen, kể cả phế liệu và mảnh vụn (mã hàng 8102)... Danh mục phế liệu nêu trên không áp dụng đối với trường hợp kinh doanh chuyển khẩu theo hình thức hàng hóa được vận chuyển thẳng từ nước xuất khẩu đến nước nhập khẩu, không qua cửa khẩu Việt Nam. Thông tư này có hiệu lực thi hành kể từ 01/01/2025 đến hết 31/12/2029.

Trong quá trình thực hiện nhiệm vụ quản lý về Hải quan trên địa bàn, Cục Hải quan Bà Rịa – Vũng Tàu gặp vướng mắc về thủ tục xuất khẩu hàng hóa nhập khẩu theo quyền nhập khẩu của doanh nghiệp FDI.

Cụ thể, Công ty TNHH De Heus (doanh nghiệp FDI có 100% vốn đầu tư nước ngoài có quyền xuất khẩu, quyền nhập khẩu theo Giấy chứng nhận đầu tư) đề nghị Cục Hải quan Bà Rịa – Vũng Tàu hướng dẫn thủ tục Hải quan liên quan đến việc xuất khẩu hàng hóa đã nhập khẩu theo quyền nhập khẩu (loại hình A41 – nhập kinh doanh của doanh nghiệp FDI) ra nước ngoài.

Theo quy định của Nghị định số 09/2018/NĐ-CP của Chính phủ quy định chi tiết Luật Thương mại và Luật Quản lý ngoại thương về hoạt động mua bán hàng hóa và các hoạt động liên quan trực tiếp đến mua bán hàng hóa của nhà đầu tư nước ngoài, tổ chức kinh tế nước ngoài tại Việt Nam, doanh nghiệp FDI có quyền xuất khẩu được xuất khẩu hàng hóa ra nước ngoài, bao gồm cả hàng hóa nhập khẩu hợp pháp vào Việt Nam.

Trong khi đó, Nghị định số 69/2018/NĐ-CP lại quy định, tổ chức kinh tế có vốn đầu tư nước ngoài chỉ được thực hiện tạm nhập tái xuất hàng hóa để phục vụ mục đích bảo hành, bảo dưỡng, thuê, mượn; để tái chế, bảo hành; trưng bày hội chợ…; không được thực hiện hoạt động kinh doanh tạm nhập, tái xuất hàng hóa.

Căn cứ quy định trên, theo quan điểm của Cục Hải quan Bà Rịa – Vũng Tàu, việc Công ty De Heus nhập khẩu hàng hóa mua từ nước ngoài theo quyền nhập khẩu sau đó xuất bán chính hàng hóa đó ra nước ngoài là hoạt động kinh doanh tạm nhập tái xuất. Do vậy, công ty không được phép thực hiện hoạt động này.

Do đó, Cục Hải quan Bà Rịa - Vũng Tàu báo cáo và đề nghị Tổng cục Hải quan có hướng dẫn, chỉ đạo cụ thể để có cơ sở hướng dẫn doanh nghiệp.