Xin việc làm thêm tại Nhật Bản nói khó thì không khó, mà nói dễ cũng chẳng dễ nếu bạn không thể hiện được sự quan tâm và nhiệt huyết đối với nhà tuyển dụng. Làm thêm là vấn đề luôn được các du học sinh tại Nhật Bản quan tâm, bởi ngoài việc kiếm thêm thu nhập để trang trải các khoản chi phí học tập và sinh hoạt tại Nhật, các em còn có cơ hội trải nghiệm nền văn hóa và tiếp xúc với người dân nơi Nhật Bản, tích lũy cho mình những kiến thức và kinh nghiệm sống vô cùng quý giá. Tuy nhiên, kiếm được việc làm thêm tại Nhật Bản không phải là vấn đề đơn giản, nó phụ thuộc vào rất nhiều yếu tố: khu vực bạn sinh sống có sẵn việc làm thêm không, khả năng tiếng Nhật của bạn có tốt không, bạn có phải là một người nhanh nhẹn, làm được việc không?…
THỦ TỤC XIN GIẢM THUẾ KHI LÀM VIỆC Ở NHẬT BẢN
Đăng ngày: 24-02-2023 bởi: Trang Nguyễn
Khi đi làm ở Nhật người lao động đóng 2 loại thuế : 所得税 (thuế thu nhập) và 住民税 (thuế thị dân). Mỗi cuối năm, người lao động sẽ phải tự kê khai thuế của mình hoặc bộ phận nhân sự ở công ty sẽ lo chuyện này (Công ty sẽ tự động trừ một khoản tiền vào tiền lương hàng tháng của bạn. Trong số tiền được trích ra để đóng thuế hàng tháng này, bao gồm: thuế cho bản thân bạn + người phụ thuộc. Nếu bạn không khai báo người phụ thuộc thì công ty sẽ để mặc định là 0 người. Số người phụ thuộc càng nhiều thì tiền thuế càng giảm).
Người phụ thuộc là như thế nào?
Trước đây, bạn đi làm chưa có ai phụ thuộc nhưng năm nay bố mẹ về hưu thì tình trạng người phụ thuộc thực tế đã tăng thêm 2 người. Các cơ quan thuế sẽ xem xét sự thay đổi và chốt số tiền thực tế phải nộp.
Trước đây bạn chưa có con, nhưng năm nay bạn có con nhỏ, giảm thuế này còn giúp tiền học của con ở nhà trẻ công giảm (bởi tiền học tính theo tiền thuế mà bố mẹ đóng), nên số tiền bạn tiết kiệm được thực tế sẽ còn lớn hơn nữa.
Đăng ký người phụ thuộc như thế nào?
Để được giảm thuế do có người phụ thuộc kinh tế vào mình, bạn cần điền vào tờ khai (tờ khai xin giảm trừ thuế do có người phụ thuộc kinh tế vào mình) hay còn được gọi là giấy chứng nhận nuôi dưỡng mà công ty phát cho bạn.
Bạn điền các thông tin vào các mục sau :
Phần A: Nếu bạn đang sống cùng vợ ở Nhật và vợ bạn có thu nhập dưới 103 man/năm.
Phần B: Nếu thu nhập của bố mẹ bạn tại VN thấp hơn 103 man/năm và bạn phải gửi tiền về VN mỗi tháng cho bố mẹ bạn.
Phần C: Nếu bạn có người phụ thuộc là người khiếm khuyết, đã ly hôn hoặc sinh viên đang đi làm thêm thì khoanh tròn vào vị trí phù hợp trong mục này.
Phần D: Nếu bạn có chung người phụ thuộc với một người khác. Ví dụ : Bạn và vợ cùng đi làm và có con dưới 20 tuổi thì chỉ được duy nhất 1 người hoàn thuế.
Phần E: Nếu bạn có người phụ thuộc dưới 16 tuổi. Điền tên người đó vào.
Lưu ý: Để chứng minh rằng bố mẹ bạn đang sống phụ thuộc vào bạn thì bạn phải có:
Giấy khai sinh (bản sao) hoặc hộ khẩu thường trú: nên công chứng và có bản dịch tiếng Nhật để chứng minh bạn có mối quan hệ với bố mẹ bạn.
Bằng chứng chuyển tiền về VN cho bố mẹ: giấy tờ này do ngân hàng hoặc các công ty tài chính nơi bạn chuyển tiền cung cấp cho bạn.
Lưu ý: Mặc dù không có quy định nhưng số tiền tối thiểu chuyển về không nên ít hơn 20 man/năm. Gửi 1 lần hay nhiều lần trong 1 năm đều được và nên chuyển trước khi làm thủ tục.
Để được hướng dẫn thủ tục giảm thuế cụ thể, các bạn cầm có đầy đủ:
Giấy gửi tiền (đăng ký phụ thuộc ai thì phải có giấy chuyển tiền tên người đó) 1/02/2023
Thủ tục xin giảm thuế thu nhập cá nhân tại Nhật
Sau đó, có thể lên sở thuế làm thủ tục theo nhân viên sở thuế hướng dẫn cụ thể.
Không chuyển tiền gộp về 1 người: Bạn phải chuyển tiền vào 2 tài khoản riêng biệt, một cho bố và một cho mẹ. Đồng thời tên chủ tài khoản phải giống với tên người phụ thuộc bạn đã khai.
Không chuyển tiền mà không có hóa đơn: nếu bạn về nước và đưa tiền tận tay thì sẽ không được chấp nhận, luật mới yêu cầu bạn phải có hóa đơn chứng minh việc chuyển tiền về cho người phụ thuộc ở Việt Nam.
Đối tượng đăng ký: Ngoài bố mẹ ruột hoặc bố mẹ chồng, vợ. Bạn có thể đăng ký cho anh,chị em ruột/dâu (có quan hệ trong 3 đời). Ví dụ như bạn gửi tiền phụ giúp em trai đi học ở nhà,… hay bố mẹ vợ, bố mẹ chồng.
Sau khi hoàn thành tờ khai trên + giấy tờ liên quan, bạn nộp lại cho công ty để họ hoàn thành thủ tục. Tiếp theo bạn chờ nhận lại số tiền chênh lệch trong năm đó. Thủ tục này chỉ cần làm 1 lần, các năm tiếp theo sẽ không phải khai báo lại (nếu không có thay đổi). Trường hợp công ty không nhận làm thủ tục này, thì bạn cũng có thể khai trực tiếp thủ tục khai giảm trừ thuế tại cơ quan thuế.
Xem thêm: Nhu cầu ngành điều dưỡng ở Nhật là rất lớn
Xem thêm: Tham gia xuất khẩu lao động Nhật Bản - Đơn hàng xuất khẩu lao động
Công ty TNHH Dũng Giang (Dũng Giang Nozomi) cung cấp việc làm chất lượng cho người lao động Việt Nam tại Nhật Bản. Chúng tôi tự hào là một trong những doanh nghiệp xuất khẩu lao động được cấp phép đưa thực tập sinh ngành Điều dưỡng – Hộ lý sang Nhật Bản làm việc. Tại Dũng Giang Nozomi, hàng trăm công việc, hàng chục đơn tuyển liên tục mỗi tháng với mức lương và chính sách đãi ngộ hấp dẫn từ các công ty, nghiệp đoàn tại Nhật Bản
Liên hệ hợp tác/nhận thông tin tư vấn qua: