(QK7 Online) - Chế độ an dưỡng, thông tin theo Thông tư 158/2011/TT-BQP ngày 15 tháng 8 năm 2011 của Bộ Quốc phòng về thực hiện một số chế độ, chính sách góp phần chăm sóc đối với cán bộ quân đội nghỉ hưu. 1- Chế độ an dưỡng tại Đoàn an điều dưỡng Quân đội a- Cấp tướng được mời đi nghỉ cùng gia đình năm 1 lần. b- Đại tá nâng lương lần 2 được mời đi nghỉ cùng gia đình 2 năm/1 lần. c- Các đối tượng còn lại đi nghỉ theo tỷ lệ - ưu tiên người có nhiều cống hiến có công với cách mạng, cán bộ ba thời kỳ, cấp bậc, chức vụ cao trước, thấp sau. d- Tiêu chuẩn an điều dưỡng: - Mức 1: Cấp tướng, Đại tá nâng lương lần 2 được cấp tiền bồi dưỡng 1 lần/ năm như cán bộ đang công tác. - Mức 2: Loại 2A: Các đối tượng còn lại như cán bộ cùng cấp, chức đang công tác. - Khi có phiếu nghỉ gia đình: Người đi cùng (không quá 4 người) phải tự túc phương tiện, tiền ăn. - Cán bộ có phiếu nghỉ gia đình tự túc phương tiện thì được hỗ trợ tiền tàu xe (cả đi và về) theo giá xe khách hoặc tàu loại thông thường trong phạm vi 1.200km do Đoàn an điều dưỡng Quân đội trực tiếp chi trả. đ- Thời gian nghỉ: Cá nhân không quá 10 ngày, gia đình không quá 7 ngày. 2- Chế độ thông tin và trợ cấp khó khăn a- Cấp tướng và Đại tá nâng lương lần 2 được cấp tiền mua báo Quân đội Nhân dân, gồm báo ngày, báo cuối tuần, tập san Sự kiện và Nhân chứng. Nếu bị ốm đau, tai nạn phải điều trị dài ngày ở bệnh viện (từ 20 ngày trở lên) được trợ cấp 500.000/ lần, nhưng không quá 2 lần/năm. b- Cán bộ cấp Đại tá nâng lương lần 1 được cấp tiền mua báo như trên. II- Quy định tổ chức tang lễ đối với quân nhân, CNVCQP Thực hiện theo Nghị định số 105/2012/NĐ-CP và Thông tư số 86/2016/TT-BQP ngày 20-6-2016 của Bộ Quốc phòng; Bảo hiểm xã hội - Bộ Quốc phòng.
Đối tượng, tỷ lệ phiếu mời an điều dưỡng, số người trong phiếu mời gia đình, thời gian an điều dưỡng
Cán bộ quân đội nghỉ hưu cấp Thiếu tướng trở lên được cấp phiếu mời gia đình đi an điều dưỡng mỗi năm một lần; các đối tượng còn lại của đối tượng 1 nêu trên được cấp phiếu mời gia đình đi an điều dưỡng hai năm một lần tại Đoàn an điều dưỡng quân đội.
Hàng năm, Bộ Quốc phòng cấp 7.050 phiếu mời (80% phiếu mời cá nhân, 20% phiếu mời gia đình) để mời đối tượng 2 trở xuống đi an điều dưỡng tại các Đoàn an điều dưỡng quân đội; thứ tự ưu tiên người có nhiều cống hiến, người có công với cách mạng, cán bộ ba thời kỳ, người có cấp bậc, chức vụ từ cao đến thấp.
Cán bộ quân đội nghỉ hưu có phiếu mời được bố trí phòng nghỉ như quy định cho cán bộ cùng cấp bậc, chức vụ đang công tác; cán bộ Lão thành cách mạng, Tiền khởi nghĩa, cán bộ ba thời kỳ được bố trí phòng nghỉ như đối với cán bộ cấp Đại tá.
Cán bộ quân đội nghỉ hưu được mời an điều dưỡng tại Đoàn an điều dưỡng của quân đội trong phạm vi không quá 600km, từ nơi cư trú đến Đoàn an điều dưỡng.
Cán bộ quân đội nghỉ hưu có phiếu mời gia đình, số lượng người đi cùng không quá 04 người; người đi cùng phải tự túc phương tiện, tiền ăn.
Thời gian gian điều dưỡng: Đối với phiếu mời cá nhân là 10 ngày; phiếu mời gia đình là 07 ngày.
Đối tượng 1 được cấp tiền bồi dưỡng mỗi năm một Ịần bằng mức 1 như cán bộ đang công tác; năm 2011 là 930.000 đồng/người. Khi đi an điều dưỡng, cán bộ nộp tiền ăn cho Đoàn an điều dưỡng theo mức tiền ăn quy định.
Phiếu mời đối tượng 2 trở xuống bằng mức 2, loại 2A như cán bộ đang công tác; năm 2011 là 840.000 đồng/người.
Đối tượng có phiếu mời gia đình; cá nhân có phiếu mời đi lẻ (không theo Đoàn), khi đi an điều dưỡng nếu tự túc phương tiện hoặc đi bằng phương tiện giao thông công cộng (ô tô khách, tàu hoả, tàu thuỷ) thì được thanh toán tiền tàu xe cho cả lượt đi và lượt về theo giá vé tàu xe thông thường tại thời điểm thanh toán, tổng quãng đường không quá 1.200km. Tiền tàu xe do Đoàn an điều dưỡng nơi cán bộ đến nghỉ trực tiếp thanh toán chi trả. Hàng năm, Đoàn an điều dưỡng được phân cấp một khoản kinh phí hỗ trợ tiền tàu xe; các Đoàn được quyết toán theo thực chi.
Đối tượng có phiếu mời cá nhân do Bộ Chỉ huy quân sự tỉnh, thành phố tổ chức đi nghỉ tập trung; tiền tàu xe được cấp theo số phiếu mời phân cấp hàng năm cho Bộ Chỉ huy quân sự tỉnh, thành phố.
Quản lý phiếu mời an điều dưỡng
Phiếu mời có ghi năm và có giá trị sử dụng từ ngày 01 tháng 01 đến ngày 15 tháng 12 của năm ghi trên phiếu.
Phiếu mời do Tổng cục Chính trị phát hành theo mẫu thống nhất, phiếu mời đối tượng 2 trở xuống có đóng dấu treo của Cục Chính sách.
Số phiếu mời trong 03 tháng mùa hè (6, 7, 8) đối tượng 1 bằng 40%, đối tượng 2 bằng 30%; số phiếu còn lại phân bổ đều cho các tháng trong năm. Phiếu mời trong 03 tháng mùa hè có đóng dấu đợt; phiếu mời gia đình mỗi tháng chia thành 04 đợt; phiếu mời cá nhân mỗi tháng chia thành 03 đợt.
Cục Chính sách/Tổng cục Chính trị phân phối phiếu mời an điều dưỡng; ký phiếu mời đối tượng 1; phối hợp với Cục Cán bộ/Tổng cục Chính trị giao chỉ tiêu cho các Đoàn an điều dưỡng tiếp nhận cán bộ nghỉ hưu đến an điều dưỡng.
Cục Chính trị các quân khu và Bộ Tư lệnh Thủ đô Hà Nội ký phiếu mời đối tượng 2 trở xuống; phân phối phiếu mời an điều dưỡng, kinh phí hỗ trợ tiền tàu xe đi an điều dưỡng cho Bộ Chỉ huy quân sự các tỉnh, thành phố và đơn vị thuộc quyền; dự toán kinh phí tăng.
Hàng năm, tổng hợp kết quả an điều dưỡng đối tượng cán bộ quân đội nghỉ hưu về Bộ Quốc phòng trước ngày 15 tháng 11 hàng năm (qua Cục Chính sách).
Khi cấp phiếu mời, tiền an bồi dưỡng phải đúng đối tượng, công khai, không để xảy ra sai sót, tiêu cực; phổ biến cho cán bộ rõ về tiêu chuẩn được hưởng, thời gian nghỉ; hướng dẫn cán bộ an điều dưỡng đúng Đoàn, đúng đợt, đúng thời gian, đúng số lượng người đi cùng (đối với phiếu mời gia đình) ghi trên phiếu.
Hàng năm Bộ Tư lệnh Thủ đô Hà Nội, Bộ Tư lệnh Thành phố Hồ Chí Minh, Bộ Chỉ huy quân sự tỉnh, thành phố trực thuộc Trưng ương (sau đây gọi tắt là Bộ chỉ huy quân sự cấp tỉnh) bố trí phương tiện tổ chức đưa, đón cán bộ đi an điều dưỡng tập trung tại các Đoàn theo từng đợt.
Bộ chỉ huy quân sự tỉnh được hỗ trợ xăng dầu, kinh phí tương ứng với chỉ tiêu phiếu mời cá nhân; chủ trì xây dựng kế hoạch, cử cán bộ đưa, đón cán bộ đi an điều dưỡng tập trung; phối hợp với Hội Cựu chiến binh cùng cấp tham mưu, đề nghị cấp uỷ, chính quyền địa phương hỗ trợ kinh phí tổ chức đưa đón, gặp mặt đối tượng.
Nhân dịp kỷ niệm 75 năm Ngày thành lập Quân đội nhân dân Việt Nam (22.12.1944 - 22.12.2019), 30 năm Ngày hội Quốc phòng toàn dân (22.12.1989 - 22.12.2019), trong 2 ngày 14 và 15.12, Bộ CHQS tỉnh tổ chức gặp mặt cán bộ quân đội nghỉ hưu, nghỉ công tác trên địa bàn tỉnh. Dự buổi gặp mặt có Đại tá Nguyễn Chí Công, Ủy viên Ban Thường vụ Tỉnh ủy, Chỉ huy trưởng Bộ CHQS tỉnh. Cùng dự buổi gặp mặt cán bộ quân đội nghỉ hưu, nghỉ công tác trên địa bàn các huyện: Khoái Châu, Văn Lâm, Văn Giang, Yên Mỹ và thị xã Mỹ Hào có đồng chí Trần Quốc Văn, Ủy viên Ban Thường vụ Tỉnh ủy, Bí thư Huyện ủy Văn Lâm.
Tại buổi gặp mặt, các đại biểu đã được thông tin tình hình thời sự nổi bật của thế giới, khu vực, trong nước năm 2019; kết quả thực hiện nhiệm vụ quân sự, quốc phòng của Bộ Quốc phòng, Quân khu 3 và lực lượng vũ trang tỉnh năm 2019; một số nhiệm vụ trọng tâm thực hiện nhiệm vụ quân sự, quốc phòng địa phương năm 2020.
Đại diện cán bộ quân đội nghỉ hưu, nghỉ công tác trên địa bàn tỉnh khẳng định, các đồng chí, đồng đội, dù đã nghỉ hưu, sẽ luôn nêu cao tinh thần trách nhiệm, phát huy phẩm chất Bộ đội Cụ Hồ, tích cực tham gia có hiệu quả vào việc thực hiện các nhiệm vụ chính trị của địa phương, góp phần xây dựng quê hương ngày càng giàu đẹp, văn minh, lực lượng vũ trang tỉnh vững mạnh...
Nhân dịp này, 5 cán bộ quân đội nghỉ hưu, nghỉ công tác trên địa bàn tỉnh đã được Chủ tịch nước tặng Huân chương Bảo vệ Tổ quốc hạng Ba vì đã có thành tích xuất sắc trong huấn luyện, phục vụ chiến đấu, xây dựng lực lượng Quân đội nhân dân, củng cố quốc phòng, góp phần vào sự nghiệp xây dựng chủ nghĩa xã hội và bảo vệ Tổ quốc.
Phóng viên (PV): Thưa đồng chí, chế độ an điều dưỡng đối với cán bộ quân đội nghỉ hưu được quy định như thế nào?
Đại tá Nguyễn Xuân Yêm: Từ năm 1982 đến nay, ngoài thực hiện các chế độ, chính sách chung của Đảng, Nhà nước đối với cán bộ quân đội nghỉ hưu, Quân ủy Trung ương-Bộ Quốc phòng đã ban hành một số quy định thực hiện chế độ góp phần chăm sóc về vật chất, tinh thần, được cán bộ đồng tình, hoan nghênh. Ngày 15-8-2011, Bộ Quốc phòng ban hành Thông tư số 158/2011/TT-BQP về thực hiện một số chế độ, chính sách góp phần chăm sóc đối với cán bộ quân đội nghỉ hưu. Theo đó, chế độ an điều dưỡng đối với cán bộ quân đội nghỉ hưu được thực hiện như sau:
Thứ nhất, đối với cán bộ quân đội nghỉ hưu thuộc đối tượng 1, bao gồm: Sĩ quan cấp quân hàm Thiếu tướng trở lên; sĩ quan cấp quân hàm Đại tá, mức lương 668 đồng theo Nghị định số 235/HĐBT ngày 18-9-1985 của Hội đồng Bộ trưởng (nay là Chính phủ) về cải tiến chế độ tiền lương của công nhân viên chức và lực lượng vũ trang; sĩ quan cấp quân hàm Đại tá nâng lương lần 2, hệ số 7,2 theo Nghị định số 25/CP ngày 23-5-1993 của Chính phủ quy định tạm thời chế độ tiền lương mới của công chức, viên chức hành chính sự nghiệp và lực lượng vũ trang; hoặc hệ số 8,6 theo Nghị định số 204/2004/NĐ-CP ngày 14-12-2004 của Chính phủ về chế độ tiền lương đối với cán bộ, công chức và lực lượng vũ trang; sĩ quan nguyên là Tư lệnh, Chính ủy Quân đoàn; Tư lệnh, Chính ủy Binh chủng; Cục trưởng có chức năng chỉ đạo toàn quân và tương đương trở lên; hoặc có hệ số phụ cấp chức vụ lãnh đạo từ 0,9 trở lên theo Nghị định số 25/CP hoặc từ 1,1 trở lên theo Nghị định số 204/2004/NĐ-CP, mỗi năm được cấp bồi dưỡng một lần bằng tiền. Mức bồi dưỡng hiện nay (năm 2016) là 1.800.000 đồng/người. Khi đi an điều dưỡng, cán bộ nộp tiền ăn cho đoàn an điều dưỡng theo mức tiền ăn quy định.
Đại tá Nguyễn Xuân Yêm. Ảnh: THÁI HÀ.
Về phiếu mời, cán bộ nghỉ hưu cấp tướng được cấp phiếu mời gia đình đi an điều dưỡng mỗi năm một lần; đối tượng còn lại được cấp phiếu mời gia đình đi an điều dưỡng hai năm một lần tại đoàn an điều dưỡng quân đội.
Thứ hai, cán bộ quân đội nghỉ hưu đối tượng 2 trở xuống, bao gồm: Sĩ quan cấp quân hàm Đại tá, mức lương 655 đồng theo Nghị định số 235/HĐBT; Đại tá nâng lương lần 1 hệ số 6,85 theo Nghị định số 25/CP hoặc 8,4 theo Nghị định số 204/2004/NĐ-CP; Sĩ quan nguyên là Phó tư lệnh, Phó chính ủy quân đoàn; Phó tư lệnh, Phó chính ủy binh chủng và tương đương; hoặc có hệ số phụ cấp chức vụ lãnh đạo 0,8 theo Nghị định số 25/CP hoặc 1,0 theo Nghị định số 204/2004/NĐ-CP; Sĩ quan cấp quân hàm Đại tá, Thượng tá hoặc sĩ quan nguyên là chỉ huy Sư đoàn, Bộ chỉ huy quân sự tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương và tương đương; Sĩ quan cấp quân hàm Trung tá, Thiếu tá hoặc sĩ quan nguyên là chỉ huy Trung đoàn, Ban chỉ huy quân sự huyện (quận) và tương đương; Sĩ quan cấp úy và các chức danh khác tương đương; Quân nhân chuyên nghiệp, công nhân viên chức quốc phòng có cấp bậc quân hàm, hoặc mức lương, hệ số phụ cấp chức vụ tương đương với cấp bậc quân hàm, hoặc mức lương, hệ số phụ cấp chức vụ của sĩ quan cấp nào thì được hưởng chế độ như đối với sĩ quan cấp đó.
Cán bộ thuộc đối tượng 2 trở xuống đi an điều dưỡng với mức hiện nay (năm 2016) là 1.600.000 đồng/phiếu, do đoàn an điều dưỡng bảo đảm. Hằng năm, Bộ Quốc phòng cấp 7.000 phiếu an điều dưỡng (trong đó có 80% phiếu mời cá nhân, 20% phiếu mời gia đình), ưu tiên người có nhiều cống hiến, người có công với cách mạng, cán bộ ba thời kỳ, người có cấp bậc, chức vụ từ cao đến thấp.
Thứ ba, cán bộ quân đội nghỉ hưu có phiếu mời được bố trí phòng nghỉ, chăm sóc như đối với cán bộ đang công tác có cùng cấp bậc, chức vụ; cán bộ lão thành cách mạng, cán bộ tiền khởi nghĩa, cán bộ ba thời kỳ được bố trí phòng nghỉ như đối với cán bộ cấp Đại tá.
Cán bộ quân đội nghỉ hưu được cấp phiếu mời an điều dưỡng tại đoàn an điều dưỡng của quân đội trong phạm vi không quá 600km, từ nơi cư trú đến đoàn an điều dưỡng, trường hợp đặc biệt có thể xa hơn; được thanh toán tiền tàu xe cả lượt đi và lượt về không quá 1.200km theo giá vé tàu xe thông thường tại thời điểm thanh toán, nếu đi theo phiếu gia đình, đi lẻ.
PV: Thưa đồng chí, việc thực hiện chế độ an điều dưỡng đối với cán bộ quân đội nghỉ hưu hằng năm thường gặp khó khăn gì?
Đại tá Nguyễn Xuân Yêm: An điều dưỡng đối với cán bộ quân đội nghỉ hưu tại các đoàn an điều dưỡng quân đội là 1 trong 6 chế độ thể hiện sự quan tâm, chăm lo, ưu đãi của quân đội đối với cán bộ quân đội nghỉ hưu. Tuy nhiên, số lượng cán bộ nghỉ hưu lớn, cư trú chủ yếu tại các tỉnh từ Quân khu 4 trở ra, thường tập trung chủ yếu ở các thành phố lớn, các thành phố trung tâm của các tỉnh. Số cán bộ 3 thời kỳ, cán bộ trải qua kháng chiến chống Mỹ, chiến tranh bảo vệ Tổ quốc thuộc đối tượng 2 trở xuống chiếm khá đông, nay tuổi đã cao, sức khỏe yếu, có nguyện vọng được điều dưỡng tại gia đình. Bên cạnh đó, nhu cầu nghỉ dưỡng của cán bộ ngày một cao, nguyện vọng muốn nghỉ dưỡng tại các đoàn an điều dưỡng ven biển là chủ yếu; thời gian nghỉ dưỡng tại khu vực phía Bắc tập trung vào 3 tháng hè (tháng 6, 7, 8), do đó các đoàn an điều dưỡng thường xuyên quá tải. Trong khi đó, năng lực, khả năng bố trí nghỉ của các đoàn an điều dưỡng quân đội có hạn, chưa thể đáp ứng được nhu cầu của cán bộ. Mong rằng cán bộ quân đội nghỉ hưu chia sẻ những khó khăn ấy với Bộ Quốc phòng.
PV: Phiếu an điều dưỡng hằng năm được phân bổ như thế nào, cơ quan nào có trách nhiệm chuyển phiếu đến cho cán bộ quân đội nghỉ hưu?
Đại tá Nguyễn Xuân Yêm: Theo quy định tại Thông tư số 158/2011/TT-BQP, các đơn vị đầu mối trực thuộc Quân ủy Trung ương cấp phiếu mời an điều dưỡng đối với cán bộ đối tượng 1. Các Quân khu, Bộ tư lệnh Thủ đô Hà Nội cấp phiếu mời cán bộ đối tượng 2 trở xuống. Bộ tư lệnh Thủ đô Hà Nội, Bộ tư lệnh Thành phố Hồ Chí Minh, Bộ chỉ huy quân sự các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương bố trí phương tiện tổ chức đưa, đón cán bộ có phiếu mời cá nhân đi an điều dưỡng tập trung tại các đoàn theo từng đợt, nhằm bảo đảm an toàn cho người được đi nghỉ dưỡng.